Chúng ta đang sống ở thế giới hiện thực. Nhiều người tâm niệm rằng hiện thực chưa phải là thế giới duy nhất tồn tại xung quanh con người. Mà có những thế giới khác, con người không thể nhìn thấy hết bằng mắt thường mà phải cảm nhận được bằng tâm thức, đó là âm giới và thiên giới. Âm giới hay còn được gọi là Âm phủ, là một nơi những người đã khuất sẽ tới. Địa mẫu là người đứng đầu Âm giới. Vì thế, người ta thường thờ tượng Địa Mẫu bằng đá.
Nguồn gốc hình tượng Địa Mẫu
Địa Mẫu được gọi bằng nhiều tên khác nhau: Mẫu Đệ Tứ, Mẫu Đệ Phủ. Câu chuyện về mỗi một vị thần đều trải qua nhiều đời, nhiều nơi nên tên gọi cũng được thay đổi cho phù hợp nhưng ý nghĩa hình tượng Địa Mẫu vẫn không hề thay đổi. Địa Mẫu xuất hiện với hình hài người phụ nữ có nhiệm vụ quản lí vùng đất đai, là nguồn sống cho vạn vật sinh sống, phát triển.
Đặc biệt hơn cả, trong thần thoại Việt Nam ghi lại rằng Địa Mẫu là vị thần cai quản âm phủ. Bà là người đứng đầu của Thập Điện Diêm Vương – nơi con người rất sợ phải nghe đến. Khi con người ta chết đi, phần linh hồn sẽ đến Âm phủ và Địa Mẫu sẽ chịu trách nhiệm phán xét, định tội những linh hồn này.
Câu chuyện về Địa Mẫu cũng chính là quá trình hình thành nên Địa Phủ. Tương truyền rằng Địa mẫu là con gái của Ông Trời. Nhưng kém may mắn, bà được sinh ra với hình hài xấu xí, bốc mùi hôi thối khiến ai cũng sợ hãi, tránh xa. Quá buồn tủi về số phận nghiệt ngã của mình, bà đã rời Thiên Phủ đến trú ngụ ở trần gian.

Tham khảo thêm những mẫu tượng tinh xảo khác tại Trường Thanh
Lúc ở dương gian, bà đào một cái hang thật sâu để người đời không bao giờ tìm thấy được bà, nơi Địa Mẫu ở chính là Âm Phủ.
Con người từ khi được tạo ra trên cõi đời đều phải chịu kiếp luân hồi, có sinh có tử. Linh hồn của người mất đi lúc bấy giờ chẳng có nơi nào trú ngụ nên quanh quẩn ở dương gian phá rối người còn sống. Ngọc Hoàng thấy sự rối ren như vậy liền sai Địa Mẫu thu nhận những linh hồn này về Địa Phủ để ổn định trật tự.
Với tính cách thẳng thắng, ưa chuộng sự bình đẳng, bà rất không hài lòng về việc những linh hồn được đối xử như nhau dù lúc sống đã gây ra nhiều tội lỗi. Vì thế, bà đã đặt ra những hình phạt dưới Địa Phủ để trừng phạt những linh hồn tội đồ.
Ý nghĩa tượng Địa Mẫu bằng đá
Với nguồn gốc hình thành hình tượng Địa Mẫu, chúng ta thấy rõ vai trò quan trọng của bà. Vì thế, tượng Địa Mẫu bằng đá được thờ khá phổ biến với mong muốn bà nhìn thấu cách sống, cách cư xử của con người ở dương gian mà phán xét định đoạt cho chính xác khi con người trở thành những linh hồn. Không chỉ vậy, bà là người cai quản đất đai nên tượng Địa Mẫu bằng đá rất gần
gũi với bà con nông dân. Mỗi khi khai vụ hay khai mùa, họ đều làm mâm cơm cũng Mẫu Địa, cầu mong bà giúp người dân có đất đai màu mỡ, cây cối tươi tốt, mùa màng bội thu. Ngày lễ của Mẫu Địa vào ngày 14 tháng 04 Âm lịch hằng năm.
Thờ tượng Địa Mẫu bằng đá mang lại nhiều ý nghĩa tốt đẹp với con người. Nhận thức được điều ấy, bạn mong muốn tìm một địa điểm bán tượng Địa Mẫu về thờ tại gia. Chúng tôi giới thiệu đến bạn một địa chỉ uy tín chuyên tạc tượng điêu khắc, tượng Địa Mẫu bằng đá – cơ sở điêu khắc Trường Thanh.
Địa chỉ cung cấp tượng Địa Mẫu bằng đá chất lượng
Cơ sở điêu khắc Trường Thanh tự hào là thương hiệu hàng đầu của nghệ thuật điêu khắc tượng đá tại làng đá Non Nước, Đà Nẵng. Đây là địa chỉ tin cậy, được khách hàng ưa chuộng bởi những sản phẩm tượng đá nói chung và tượng Địa Mẫu bằng đá nói riêng đều rất tinh tế, đường nét điêu khắc sắc sảo, toát lên được thần khí của người.
Đặc biệt, cơ sở Trường Thanh hỗ trợ vận chuyển đến tận nơi cả trong và ngoài nước nên rất thuận tiện cho khách hàng. Để biết rõ thông tin chi tiết xin liên hệ:
Hotline: 0913 948 456
Email: phuthanhnonnuoc@gmail.com
Website: https://tuongphatda.com.vn