La Hán Tĩnh Tọa – A La Hán trong tư thế tĩnh tọa

Ngày đăng: 02/10/2021 05:57 PM

      La Hán Tĩnh Tọa – Nặc-cù-la Nakula. Tên của Ngài là Nặc-cù-la hay Nặc cự la. Thiền Định A La Hán. Theo truyền thuyết, Ngài thuộc giai cấp Sát-đế-lợi sức mạnh vô song, đời sống chỉ biết có chiến tranh chém giết. Khi theo Phật xuất gia, Ngài đạt quả A-la-hán trong tư thế tĩnh tọa. Tuy nhiên, vì xưa kia vốn là một võ sĩ, Ngài vẫn vận dụng sức lực ngay cả những lúc hành thiền.  Theo truyền thuyết, sự gia trì của Ngài rộng khắp xứ Ấn Độ, và được xem là một trong những vị đại đệ tử của Phật.

    Các vị La Hán trong nghệ thuật Phật giáo

    Không có tài liệu nào mô tả hình dạng các vị La hán trông giống như họ thực sự tồn tại, đặc biệt để chứng minh rằng hình tượng của họ giống như những mô tả trong nghệ thuật Trung Quốc. Những hình tượng La Hán đầu tiên được vẽ bởi Thiền sư Quán Hưu vào năm 891, lúc đó đang cư trú ở Thành Đô. Có truyền thuyết kể rằng các vị La hán biết Quán Hưu là một họa sư tài ba, vì vậy họ đã xuất hiện trong giấc mơ của ông để yêu cầu ông vẽ chân dung của họ. Các bức tranh mô tả các vị La hán là người nước ngoài có lông mày rậm, đôi mắt lớn, má gồ và mũi cao. Hình tượng các vị La hán đặt trong phong cảnh theo phong cách nghệ thuật Trung Quốc cổ đại, với nền là những cây thông và đá.

     

    la-han-tinh-toa-–-bieu-tuong-cua-suc-manh-vo-song

    18 vị La Hán trong nghệ thuật Phật giáo | tuongphatda.com.vn

     

    Trong những bức họa, các vị La hán được khắc họa như những vị sư với trang phục nhếch nhác và lập dị, hình dung nhưng những người lang thang và ăn xin, để làm nổi bật tính chất vứt bỏ những ham muốn trần tục sau lưng. Những hình tượng các vị La hán do Quán Hưu tạo nên đã trở thành hình mẫu cho các họa sư và nghệ nhân đời sau, dù mỗi thời kỳ đều có sự khác biệt đôi chút.

    Truyền thuyết về La Hán Tĩnh Tọa

    Đương thời của Tôn giả, có ngoại đạo Uất-đầu-lam-tử, công phu thiền định cao, từng biện bác với hy vọng chinh phục Tôn giả theo pháp thuật của mình. Nhưng với niềm tin chân chánh, La Hán Tĩnh Tọa khẳng định rằng chỉ có công phu tọa thiền, quán chiếu bằng trí tuệ, sức nhẫn nhục bền bỉ, nghiêm trì tịnh giới mới đạt được định lực không thối chuyển.

     

    la-han-tinh-toa-–-bieu-tuong-cua-suc-manh-vo-song-truong-thanh

    La Hán Tĩnh Tọa có sức mạnh vô song | tuongphatda.com.vn

     

    Pháp tu luyện ngoại đạo chỉ được định lực tạm thời, không thể an trú vĩnh viễn trong pháp giải thoát, khi gặp cảnh bên ngoài quấy nhiễu sẽ bị hủy hoại. Sau này quả nhiên Uất-đầu-lam-tử thọ hưởng sự cúng dường nồng hậu vua nước Ma-kiệt-đà, vì khởi vọng tâm mà toàn bộ công phu tiêu tán, sau khi chết lại rơi vào địa ngục. Tôn giả Nặc-cù-la dùng thiên nhãn thấy rõ điều ấy, một lần nữa cảnh giác với vua Ma-kiệt-đà:

    “Đó chính là pháp tu không rốt ráo của ngoại đạo, những phiền não căn bản của con người chưa được diệt trừ hết.” Vua nghe Tôn giả giải thích mới hiểu được Phật pháp chân chánh đáng quý, phát khởi niềm tin nơi Tôn giả. `Theo Pháp Trụ Ký, Tôn giả Nặc-cù-la được xếp vào vị trí La-hán thứ năm, Ngài thường cùng 800 vị A-la-hán trụ ở Nam Thiệm Bộ Châu.

    Thỉnh tượng 18 vị La Hán bằng đá chất lượng tại Trường Thanh

    Tại Trường Thanh luôn hoạt động với sự tận tâm để tạo ra những pho tượng La Hán bằng đá chất lượng nhất. Giá tượng La Hán tùy thuộc vào kích thước khác nhau nếu quý vị có thắc mắc xin hãy liên hệ với Trường Thanh để được hỗ trợ tư vấn. Với nhiều năm kinh nghiệm chế tác và tạo mẫu tượng, Trường Thanh rất hân hạnh được giúp đỡ các Quý Sư Thầy, Sư Cô, Quý Phật Tử để tạo ra những pho tượng có giá trị nghệ thuật cao nhất như tượng Di Lặc, tượng Chú Tiểu,…  

     


    footer-tuong-phat-da-truong-thanh
      

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline