Truyền thuyết về sự xuất hiện của Thập Bát La Hán

Ngày đăng: 18/11/2021 05:42 PM

    Các vị La Hán xuất hiện khá sớm, chủ yếu xác định dựa vào căn cứ là sáng tác “Đại A La Hán Nan Đề Mật Đa La sở thuyết pháp trú ký” của Đường Đại Huyền Trang. Trong đó có đề cập tới 16 vị La Hán, là đệ tử được Phật cử ở lại nhân gian, không vào cõi Niết Bàn, được chúng sinh cung dưỡng để bảo vệ Phật hiệu. Khi thuyết về 18 vị La Hán hưng khởi, người ta lý giải ý nghĩa của con số 18 là vì số 9 là số may mắn, bội số của 9 là 18 cũng là một con số rất tốt lành.

    Vì thế nên La Hán có 18 vị, chứ không phải 16 vị. Thực chất, mọi con số trong Phật giáo đều chỉ mang tính chất ước lệ tượng trưng, hầu như không có căn cứ chính xác. Bài viết dưới đây của Trường Thanh sẽ chia sẻ đến bạn đọc về sự hình thành của 18 vị A La Hán  được người đời thờ tượng.

    Truyền thuyết về sự xuất hiện của Thập Bát La Hán

    Thật ra, 18 vị La-hán là do từ 16 vị diễn biến phát triển, dần dần thêm vào thành 18 vị. Nguyên nhân chủ yếu là từ khi bắt đầu có hội họa, tiếp đến là điêu khắc, sau cùng là văn học. Thời Ngũ Đại, cách đây hơn 1000 năm, tại Trung Quốc, có họa sĩ Trương Huyền vẽ tượng 18 vị La-hán. Đây là tượng 18 vị La-hán sớm nhất mà chúng ta được biết.

    Triều nhà Tống, đại văn hào Tô Đông Pha phát hiện những bức tượng đó ở đất Đam Nhĩ (tức Nam Hải sau này) nên cao hứng làm 18 bài Tán (một thể văn cổ sau truyện ký, dùng văn tự ngắn gọn để ca tụng hay phê bình thiên nhiên và con người) ca ngợi, nhưng Tô Đông Pha không ghi rõ tên từng vị. Do đó, chúng ta chẳng biết hai vị La-hán 17 và 18 trong bức họa chung qui là ai.

     

    truyen-thuyet-ve-su-xuat-hien-cua-thap-bat-la-han-truong-thanh

    Hình tượng 18 vị A La Hán bằng đá tự nhiên cao cấp tại Trường Thanh | tuongphatda.com.vn

     

    Sau đó không lâu, Hòa thượng Quán Hưu cũng vẽ tượng 18 vị La-hán. Tô Đông Pha từ Nam Hải trở về, lúc đi ngang qua chùa Bảo Lâm ở Thanh Hiệp nhìn thấy bức họa này thì ông viết tiếp 18 bài Tán nữa. Điểm khác nhau giữa lần này và lần trước là ở mỗi bài Tô Đông Pha đều chú thích rõ ràng tên từng vị. Ông cho rằng vị 17 là tôn giả Nan-đề-mật-đa-la, vị 18 là tôn giả Tân-đầu-lô. Nhưng Tân-đầu-lô là gọi tắt của Tân-độ-la-bạt-la-nọa-xà, vị La-hán đầu tiên trong 16 vị mà Tô Đông Pha không nhận ra điều này nên đã lập lại hai lần tên của một tôn giả.

    Còn tượng 18 vị La-hán của Trương Huyền và Hòa thượng Quán Hưu vẽ thì, vị 17 được thêm vào là tôn giả Nan-đề-mật-đa-la, người nói Pháp Trụ Ký giới thiệu danh tánh, trú xứ, sự tích 16 vị La-hán; vị 18 là Pháp sư Huyền Trang, vị Cao tăng đời Đường sang Ấn Độ thỉnh kinh và là người phiên dịch “Pháp Trụ Ký”, làm như vậy cũng không có gì vô lý quá đáng. Sai là ở chỗ Tô Đông Pha đã bỏ ngài Huyền Trang mà trùng lặp lại Tân-độ-la-bạt-la-đọa.

    Đến đời Tống, niên hiệu Hàm Thuần năm thứ 5 (CN 1269), ngài Chí Bàn viết quyển Phật Tổ Thống Ký, không tán thành việc đưa tôn giả Nan-đề-mật-đa-la vào hàng 18 vị La-hán, vì tôn giả là người giới thiệu 16 vị La-hán, thời gian cách nhau giữa các Ngài đến 800 năm, làm sao có thể kết hợp Ngài với các  nhân vật trong tranh được. Hơn nữa, còn thêm vào tôn giả Tân-đầu-lô tạo nên sự trùng lập càng làm mất đi ý nghĩa.

    Do đó, Ngài đề xuất nên đưa hai vị tôn giả Ca-diếp, Quân-đồ-bát-thán vào hàng 18 vị La-hán. Ngài Ca-diếp là một trong mười vị đệ tử lớn của Phật, và Ngài Quân-đồ-bát-thán cũng là vị đệ tử được đức Phật rất quý trọng. Lúc tuổi xế chiều, đức Phật  từng dặn: “Ta nay đã 80 tuổi rồi, sống cũng không còn bao lâu, Ca-diếp, Quân-đồ-bát-thán, Tân-đầu-lô, La-hầu-la bốn vị hành đạo giáo hóa sau Ta nên lưu lại ở đời một thời gian nữa, thay Ta hoằng dương Phật pháp hóa độ chúng sanh.”

     

    truyen-thuyet-ve-su-xuat-hien-cua-thap-bat-la-han-truong-thanh

    18 vị La-hán là do từ 16 vị diễn biến phát triển, dần dần thêm vào thành 18 vị | tuongphatda.com.vn

     

    Đến khi 18 vị La-hán được truyền vào Trung Hoa, Tây Tạng, thì ngoài 16 vị La-hán vốn có, người ta còn thêm vào cư sĩ  Pháp Tăng (Đạt-ma-đa-la) và Bố Đại Hòa thượng. Pháp Tăng là người núi Hạ Lan tỉnh Cam Túc. Thường ngày, Ngài tôn thờ 16 vị La-hán và luôn được cảm ứng, ngày nào cũng thấy Phật ngự giữa mây phóng quang. Hình vẽ của Ngài là lưng mang hòm kinh, bên cạnh có con hổ nằm. Bố Đại Hòa thượng tương truyền là hóa thân của Bồ Tát Di Lặc.

    Trong Bí Điện Châu Lâm Tục Biên quyển 4, cũng có tượng 18 vị La-hán. Đời nhà Thanh vua Cao Tông từng viết lời ca ngợi vào bức họa, nhưng vua thay tôn giả Ca-diếp bằng Hàng Long La-hán và tôn giả Di-lặc bằng Phục Hổ La-hán, làm như vậy khác xa với những ý kiến ở phần trước. Mặt khác, việc vua Cao Tông đưa hai vị Hàng Long, Phục Hổ thay ngài Ca-diếp và ngài Di lặc cũng có người không tán thành vì Long, Hổ là hai con vật tượng trưng của Đạo giáo, không liên hệ gì mấy đến Phật giáo.

    Địa chỉ chạm khắc tượng 18 vị La Hán bằng đá uy tín

    Với hơn nhiều năm kinh nghiệm có được trong lĩnh vực chế tác tượng Phật bằng đá, Trường Thanh hiện đang là nhà cung cấp các sản phẩm tượng đá đẹp cho các khu tâm linh như nhà thờ họ, đền chùa, miếu,.. được đánh giá cao về chất lượng cũng như tính thẩm mỹ. Nếu quý khách cần biết thêm thông tin chi tiết về các mẫu tượng 18 vị La Hán đẹp, hay tượng Phật khác được chế tác từ đá như tượng Tứ Đại Thiên Vương, tượng Hộ Pháp,... Quý khách hàng hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất.

     

     


    footer-tuong-phat-da-truong-thanh
      

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline