Bộ sưu tập tượng Thập Bát La Hán điêu khắc bởi Trường Thanh (Phần 3)

Ngày đăng: 18/11/2021 05:28 PM

      Trong kinh điển Phật giáo sơ kỳ, trong một số kinh văn có ghi chép lại lớn tán dương của Thích-ca Mâu-ni về một số đệ tử Thanh văn nổi bật những khía cạnh vượt trội. Một số được công nhận đã đắc quả vị A-La Hán. Sau khi Phật nhập diệt, số lượng A la hán được ghi nhận trong Đại hội kết tập lần thứ nhất là 500 A La hán, nhưng chỉ có vài vị chủ chốt được nhắc tên, vẫn thể hiện vai trò bình đẳng trong Tăng đoàn. 

    Ngày này, kinh điển Phật Giáo thường ghi nhận quan điểm Thập Bát A La Hán hay 18 A La Hán. Từ đời Đường, người Trung Quốc đã thêm vào hai vị tôn giả, thành ra 18 vị. Tạng truyền Phật giáo lại ghép hai vị cư sĩ Đạt Ma Đa La và Bố Đại Hòa Thượng vào số 16 vị La Hán thành 18 vị.

    La Hán Trầm Tư

    Ngài chính là La-hầu-la. Sau khi theo Phật xuất gia, nhờ sự giáo dưỡng của Thế Tôn, Ngài bỏ dần tập khí vương giả và thói xấu trêu ghẹo người, nỗ lực tu tập để chứng Thánh quả. La Hán Trầm Tư luôn khiêm cung nhẫn nhục, không thích tranh cãi hơn thua, phòng của mình bị người chiếm ở, Ngài lẳng lặng dời vào nhà xí ngủ qua đêm. Đi khất thực bị bọn côn đồ ném đá trúng đầu chảy máu. Ngài lặng lẽ đến bờ suối rửa sạch rồi tự tay băng bó. Tín chủ cúng cho Ngài một tịnh thất, ít lâu sau đòi lại đem cúng người khác, Ngài cũng bình thản dọn ra khỏi phòng.

     

    bo-suu-tap-tuong-thap-bat-la-han-dieu-khac-boi-truong-thanh-phan-3-truong-thanh

    La Hán Trầm Tư luôn khiêm cung nhẫn nhục, không thích tranh cãi hơn thua | tuongphatda.com.vn

     

    La Hán Kháng Môn

    Tên của Ngài là Chú-trà-bán-thác-ca, hay Châu-lợi-bàn-đặc. Truyền thuyết Phật giáo nhắc đến Ngài như một tấm gương cần cù nhẫn nại. Vì không thông minh như anh nên khi xuất gia Ngài không tiếp thu được Phật pháp, kể cả xếp chân ngồi thiền cũng không xong. Về sau được sự chỉ dạy lân mẫn của Thế Tôn, Ngài thực hành pháp môn quét rác với cây chổi trên tay. Nhờ sự kiên trì, dốc tâm thực hành lời dạy của Phật, quét sạch mọi cấu uế bên trong lẫn bên ngoài, Ngài đã chứng Thánh quả.

     

    bo-suu-tap-tuong-thap-bat-la-han-dieu-khac-boi-truong-thanh-phan-3-truong-thanh

    La Hán Kháng Môn như một tấm gương của sự cần cù nhẫn nại | tuongphatda.com.vn

     

    La Hán Kỵ Tượng

    Tên của Ngài là Ca-lý-ca, trước khi xuất gia làm nghề huấn luyện voi. Khi Tôn giả chứng quả A-La Hán, đức Phật bảo Ngài nên ở tại quê hương mình (Tích Lan) để ủng hộ Phật pháp. Phật đến Tích Lan thuyết kinh Lăng Già, Tôn giả cũng là một trong số đệ tử đi theo. Đức Phật sắp rời đảo, vua Dạ-xoa cung thỉnh đức Phật để lại một kỷ niệm tại đảo để làm niềm tin cho hậu thế. Thế Tôn ấn dấu chân của mình trên một ngọn núi, nơi đó trở thánh Phật Túc Sơn, và bảo tôn giả Ca-lý-ca gìn giữ thánh tích này. Phật Túc Sơn nổi tiếng khắp nơi, mọi người đua nhau chiêm lễ. Trải qua thời gian nó bị chìm vào quên lãng, con đường dẫn lên núi bị cỏ hoang phủ kín.

     

    bo-suu-tap-tuong-thap-bat-la-han-dieu-khac-boi-truong-thanh-phan-3-truong-thanh

    La Hán Kỵ Tượng trước khi xuất gia làm nghề huấn luyện voi | tuongphatda.com.vn

     

    La Hán Quá Giang

    Tên của Ngài là Bạt-đà-la còn gọi là Hiền, vì mẹ Ngài hạ sanh Ngài dưới cây Bạt-đà, tức là cây Hiền. Tôn giả rất thích tắm rửa, mỗi ngày tắm từ một lần đến mười lần, và như vậy rất mất thời gian đồng thời trễ nải công việc. Chẳng hạn khi mọi người thọ trai, Ngài lại đi tắm, khi lên ăn thì cơm rau đã hết. Nhiều buổi tối, Ngài lén đi tắm khi mọi đang tọa thiền. Thậm chí ngủ giữa đêm cũng thức dậy đi tắm, có khi một đêm tắm năm, sáu lần! Việc này đến tai đức Phật, Thế Tôn kêu Tôn giả đến bên, chỉ dạy cách tắm rửa thiết thực, nghĩa là ngoài việc tẩy rửa thân thể còn phải tẩy rửa cấu uế trong tâm, gột sạch các tham sân phiền não để cả thân tâm đều thanh tịnh.

     

    bo-suu-tap-tuong-thap-bat-la-han-dieu-khac-boi-truong-thanh-phan-3-truong-thanh

    Tên của La Hán Quá Giang là Bạt-đà-la còn gọi là Hiền| tuongphatda.com.vn

     

    La Hán Phục Hổ

    Tên của Ngài là Đạt-ma-đa-la, người ở núi Hạ Lan tỉnh Cam Túc. Thuở nhỏ Đạt-ma-đa-la đến chùa, rất thích chiêm ngưỡng hình tượng 16 vị La Hán thờ trong điện. Sư phụ cũng hay kể cho cậu bé nghe những chuyện thần kỳ của các vị La Hán, dần dần trong tánh linh trẻ thơ in đậm hình ảnh các Ngài, thậm chí khi ngủ cũng mơ thấy. Một hôm trong khi chiêm lễ, Đạt-ma-đa-la bỗng thấy các hình tượng La Hán cử động, vị thì quơ tay, vị thì chớp mắt như người thật. Ngỡ mình hoa mắt, Đạt-ma-đa-la định thần nhìn kỹ lại, lần này thấy rõ hơn, một số vị còn cười tươi tắn.

     

    bo-suu-tap-tuong-thap-bat-la-han-dieu-khac-boi-truong-thanh-phan-3-truong-thanh

    La Hán Phục Hổ có sức mạnh vô biên | tuongphatda.com.vn

    La Hán Cử Bát

    Tên của Ngài là Ca-nặc-ca-bạt-ly-đọa-xà. Ngài là vị Đại đệ tử được đức Phật giao phó giáo hóa vùng Đông Thắng Thần Châu. Quốc vương nước Tăng-già-la ở Nam Hải không tin Phật pháp, Tôn giả Ca-nặc-ca tìm cách hóa độ. Một sớm mai, khi đang cầm gương soi mặt, quốc vương giật mình kinh sợ vì trong gương không có mặt mình mà có hình dàng vị đại sĩ Bạch Y. Đây là do phép thần biến của Tôn giả. Theo lời khuyên của quần thần, nhà vua cho tạc tượng Bồ-tát Quan Thế Âm để thờ phụng và từ đó hết lòng tin Phật.

     

    bo-suu-tap-tuong-thap-bat-la-han-dieu-khac-boi-truong-thanh-phan-3-truong-thanh

    La Hán Cử Bát là vị Đại đệ tử được đức Phật giao phó giáo hóa vùng Đông Thắng Thần Châu | tuongphatda.com.vn

     

    Thỉnh tượng Thập Bát La Hán ở đâu uy tín?

    Trường Thanh tự hào là một trong những địa chỉ chế tác và điêu khắc tượng La Hán bằng đá với nhiều mẫu mã đẹp, uy tín. Chúng tôi chuyên cung cấp nhiều mẫu tượng Phật được làm từ đá tự nhiên cao cấp, với nhiều kích thước và màu sắc khác nhau. Ngoài tượng 18 vị La Hán bằng đá thì Trường Thanh còn cung cấp các loại đá tự nhiên, tượng đá tự nhiên cao cấp khác như tượng Phật A Di Đà, tượng Địa Tạng… Trường Thanh chúng tôi rất hân hạnh khi được phục vụ quý khách.  

     

     

     


    footer-tuong-phat-da-truong-thanh
      

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline