Điêu khắc tượng Hộ Pháp bằng đá

Ngày đăng: 27/07/2022 08:12 PM

    Nếu bạn là một Phật tử hay là người có niềm tin một lòng hướng Phật đều sẽ rất thường xuyên ra vào chùa, đền, miếu,... Và chắc chắn mỗi chúng ta đều ít nhất một lần được gặp được các pho tượng đặt song song trước cửa vào Điện Phật. Đây là tượng của các vị thần Hộ Pháp trong nhà Phật và ngày càng được nhiều người biết đến.

    Tượng Hộ Pháp đá điêu khắc là một trong những cách mà Phật tử chúng ta tưởng nhớ đến 4 vị Hộ Pháp hiện thân cho nhiều ý nghĩa khác nhau đã giúp đỡ chúng sinh trong quá trình nghe thuyết Pháp lúc Đức Phật còn tại thế. Cũng từ đó mà lĩnh vực điêu khắc tượng Hộ Pháp bằng đá tại nhiều nơi được phát triển, đặc biệt là Đà Nẵng. Đến với đơn vị điêu khắc đá Trường Thanh chúng tôi, bạn sẽ được chiêm ngưỡng ngay những tác phẩm tượng tốt nhất để giúp quý khách có thể mua Hộ Pháp đá điêu khắc chất lượng nhất.

    Thần hộ Pháp tượng trưng cho sự che chở của 4 vị trong lúc Đức Thế Tôn tại thế thuyết pháp | tuongphatda.com.vn

    Hộ Pháp là ai?

    Hộ pháp là bảo hộ, hộ trì Chánh pháp. Tương truyền xa xưa kia Đức Phật từng phái bốn vị Đại Thanh văn, mười sáu vị La-hán đến để hộ trì Phật pháp. Bên cạnh các vị này còn có các vị là Phạm Thiên, Đế Thích, Tứ Thiên Vương, thập nhị thần tướng, hai mươi tám bộ chúng, mười ba phiên thần, ba mươi sáu thần vương, mười tám thiện thần chốn già-lam, Long vương… nhân nghe Phật thuyết pháp mà nguyện hộ trì Phật pháp, những vị này đều được gọi là thần Hộ pháp..

    Tượng Hộ Pháp có nhiệm vụ, trách nhiệm bảo hộ chúng sanh, độ đời, tiêu trừ mọi tai họa | tuongphatda.com.vn

    Các hệ về Hộ Pháp ngày nay

    Tượng Hộ Pháp có nhiệm vụ, trách nhiệm bảo hộ chúng sanh, độ đời, tiêu trừ mọi tai họa, hàng phục ma chướng… để tâm trong sạch mà hướng Phật. Hộ Pháp bao gồm 4 hệ và mỗi hệ sẽ có 2 vị Hộ Pháp khác nhau. Cụ thể như: 

    - Hệ 1: Vi Đà và Tiêu Diện Đại Sĩ: Tượng Hộ Pháp Vi Đà Và Tiêu Diện Đại Sĩ mang một ý nghĩa thâm trầm, cao siêu. Thể hiện các phương diện hóa độ của Chư Phật, Bồ tát cũng khác nhau đối với trình độ chúng sanh không giống nhau. Có người dùng cử chỉ hiền hòa, lời nói yêu thường họ đã cảm mến nghe theo. Cũng có những người ngang bướng, buộc lòng phải có những cử chỉ dường như ác mới răn đe, chuyển hóa được họ.

    Tượng Hộ Pháp được chia thành 4 hệ với các vị tướng khác nhau | tuongphatda.com.vn

    - Hệ 2: Khuyết thiện và Trừng ác. Tượng Khuyến thiện thường tô mặt trắng, nét mặt thanh thản, đặt bên tay trái bàn thờ Phật tay cầm viên ngọc thiện tâm. Tượng Trừng ác thường được tô mặt đỏ, đặt bên tay phải bàn thờ Phật.

    - Hệ thứ 3: Tứ Đại Thiên Vương: Tứ Đại Thiên Vương còn được gọi là Hộ thế Tứ Thiên Vương, là bốn vị Thiên tướng thủ hộ Phật pháp, thuộc chư Thiên bộ trong Nhị thập thiên hoặc Thập nhị thiên của Phật giáo. Tương truyền Tứ Đại Thiên Vương cư trụ trên núi Tu-di, trấn giữ bốn phương Đông Nam Tây Bắc, cai quản hộ trì tứ châu là Bắc,Nam, Đông và Tây.

    Sự oai nghiêm, lừng lẫy đều được các nghệ nhân chạm khắc vô cùng tinh tế | tuongphatda.com.vn

    - Hệ thứ 4: Bát bộ Kim cương: Bát bộ Kim cương là tám vị thần bảo hộ Phật pháp. Kim cương biểu hiện cho tâm trong sáng, không hủy hoại, kiên định trong tu hành hay hộ trì Phật pháp nên gọi là Kim cương Hộ pháp, mặc áo nhẫn nhục hay còn gọi là áo tùy hình chống lại ba mũi tên tham, sân, si.

    Cách đặt tượng Hộ Pháp hợp 

    Tượng Hộ Pháp phong thủy là một trong những tác phẩm tượng có ý nghĩa phong thủy vô cùng lớn, do đó việc đặt tượng cũng cần được lưu ý. Bên cạnh các yêu cầu cơ bản về không gian trưng bày, những điều cần quan tâm khi đặt tượng Hộ Pháp là: 

    - Với những ngôi nhà có lối kiến trúc truyền thống, bàn thờ Phật Hộ Pháp sẽ được cố định tại chính trung tâm của ngôi nhà. Ngay khi đặt chân vào cửa chính, bạn có thể dễ dàng thấy bàn thờ cũng như  nơi tiếp khách của gia chủ.

    Bàn thờ tượng Hộ Pháp cần có độ cao thích hợp và trang nghiêm | tuongphatda.com.vn

    - Đối với những căn nhà hiện đại hơn trên thành phố thì vị trí lập bàn thờ tượng Hộ Pháp cũng có sự khác biệt. Thường thì gia chủ sẽ không gian thờ riêng biệt mang đến sự thanh tịnh và thiêng liêng, gia chủ sẽ lập bàn thờ tại phòng riêng để thờ trên sân thượng.

    - Vị trí đặt bàn thờ cũng cần có độ cao thích hợp để mọi người đều có thể thể hiện được cái tâm và sự thành kính đối với thần Phật. Theo nhiều quan niệm, phía trên bàn thờ là nóc nhà tức là bầu trời. Do đó, bạn không nên chọn gian phòng có các phòng khác đè lên.

    - Phía trước bàn thờ phải là một không gian sang trọng để tỏ lòng kính Phật. Sau bàn thờ nên là một thành tường vững chắc. Đây là cách đặt tác phẩm điêu khắc Hộ Pháp đá lên bàn thờ để tâm cung kính được phát sinh và thiện căn cũng theo đó mà được sinh ra.

     

    Thỉnh tượng tượng Hộ Pháp Vi Đà và tượng Tiêu Diện Đại Sĩ bằng đá tại Trường Thanh

    Nếu quý khách muốn thỉnh về tượng Hộ Pháp đá non nước, thì Trường Thanh là cơ sở uy tín cho quý khách đặt niềm tin. Ở Trường Thanh, các phiến đá được chọn lọc làm tượng bằng đá đều được đội ngũ giám định đá chuyên nghiệp của chúng tôi tuyển chọn những khối đá loại 1, những phiến đá tự nhiên mà hàng ngàn năm mới hình thành để đảm bảo chất lượng tốt nhất và giá tượng cạnh tranh cho mỗi tác phẩm được tạo thành bởi Trường Thanh.

    Trường Thanh cung cấp rất nhiều loại tượng đá với giá tốt nhất thị trường. Tất cả các tượng đủ mọi kích thước đều trải qua sự điêu khắc của nghệ nhân chuyên nghiệp. Cũng tại đây, chúng tôi sẽ tư vấn đầy đủ các thông tin về cách thỉnh, cách thờ, cách đặt và cách giữ bóng cho tượng bằng đá. Tượng Hộ Pháp sẽ tùy thuộc vào kích thước khác nhau nếu quý vị có thắc mắc xin hãy liên hệ với Trường Thanh để được hỗ trợ tư vấn.

    Ngoài ra, tại Trường Thanh chúng tôi còn cung cấp các loại đá tự nhiên, tượng đá tự nhiên cao cấp khác như tượng Quan Âm, Di Lặc, tượng Phật Đá,…  Vì vậy, hãy đến ngay với chúng tôi để nhận được thêm nhiều thông tin và chi phí điêu khắc tượng Hộ Pháp cụ thể nhất. Hãy đến với Trường Thanh, chúng tôi rất hân hạnh khi được phục vụ quý khách trong nước và quốc tế.

     

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline