Đọc để hiểu và gọi tên đúng các vị Phật, Bồ Tát thường gặp tại chùa

Ngày đăng: 18/09/2021 11:45 PM

    Trong thế giới Phật giáo, các vị Phật và Bồ Tát là vô số kể. Và mỗi Ngài đều có hành nguyện và hiện thân khác nhau. Nếu như quý vị mới bắt đầu tu tập thì thường ít phân biệt được các Ngài khi đi chùa cúng bái. Do đó, Trường Thanh xin gửi đến bài viết này để quý vị có thể hiểu cũng như gọi tên đúng các loại tượng Phật đá của các vị Phật và Bồ Tát thường gặp ở các chùa chiền, thiền viện. Hãy cùng theo dõi nhé!

    Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

    Phật Thích Ca Mâu Ni là người sáng lập ra đạo Phật và được xác nhận là có thật trong lịch sử, tiền thân là hoàng tử Tất Đạt Đa. Tượng Phật Thích Ca trong nghệ thuật điêu khắc được mô tả với tóc búi hoặc hình xoắn ốc, mặc áo cà sa, mắt nhìn xuống dương gian.  Tượng của Ngài được thờ ở chánh điện của các đình, chùa, ngự trên đài sen trong tư thế ngồi kiết già, tay thủ ấn hoặc cầm hoa sen. 


    tuong-phat-thich-ca-xich-dia-thu-an-da-trang-0007-tuongphatda

    Tượng Phật Thích Ca ngồi kiết già trên đài sen | tuongphatda.com.vn

    Đức Phật A Di Đà

    Phật A Di Đà còn gọi là Vô Lượng Thọ, tức tuổi thọ, hào quang và công đức của Ngài là vô lượng. Tượng Phật đá điêu khắc Đức Phật A Di Đà có phần tóc xoắn ốc, trên người khoác tấm áo cà sa,trước ngực của Ngài có mộ chữ Vạn 卍Hình tượng của Ngài thường được miêu tả đứng trên tòa sen, tay  tay trái đặt trước ngực bắt ấn hoặc cầm hoa sen, tay phải xuôi xuống để tiếp dẫn chúng sinh. 

    Đức Phật Di Lặc

    Phật Di Lặc được cho là vị Phật của tương lai, còn có tên gọi khác là Phật Cười. Tượng Phật Di Lặc ở nước ta được thể hiện với thân hình chiếc bụng to với một tư thế ngồi vô tư thoải mái. Trang phục Ngài mặc thường rộng thùng thình, và không cài nút, để hở cả bụng lẫn ngực. Cùng với đó là gương mặt Ngài vô cùng hiền lành và luôn tươi cười, mang đến niềm vui và cứu độ chúng sanh.

    Quán Thế Âm Bồ Tát

    Quán Thế Âm Bồ Tát được biết đến như người mẹ luôn yêu thương các con là chúng sinh dưới trần. Vì thế mà hình tượng của ngài mang dán hình người nữ mà dân gian thường gọi là Mẹ Quan Âm. Tượng Quan Âm Bồ Tát tường được thể hiện với một bắt ấn hoặc cầm nhành dương liễu, một tay cầm bình cam lộ để  tưới mát chúng sanh dưới trần gian. Ngài còn có nhiều hiện thân khác như Cáp Lỵ Quán Âm, Tam Diện Quán Âm, Long Đầu Quán Âm,...


    Tuong-quan-am%201/tuong-phat-quan-am-co-hao-quang-0003-tuongphatda

    Tượng Quán Thế Âm Bồ Tát rưới nước cam lồ phổ độ chúng sinh | tuongphatda.com.vn

    Đại Thế Chí Bồ Tát

    Đại Thế Chí Bồ Tát còn được gọi là Đắc Đại Thế Bồ Tát. Ngài được biết đến là đại diện cho ánh sáng trí tuệ để chiếu sáng cho chúng sanh thoát khỏi khổ đau. Tượng Đại Thế Chí thường được điêu khắc cầm nhành hoa sen, đứng ở bên Phải tượng Phật A Di Đà, bên còn lại là Tượng Quan Âm Bồ Tát, tạo thành bộ tượng Tam Thánh Tây Phương.

    Bồ Tát Địa Tạng

    Địa Tạng có nghĩa là An Nhẫn, bất động như đại địa và tư duy sâu xa kín đáo như kho tàng bí mật. Tượng Địa Tạng trong kiến trúc được điêu khắc với hình tượng mặc áo cà sa, đầu đội mũ tỳ lô, tay trái nắm viên minh châu còn tay phải thì cầu tích trượng. Thường thì Bồ Tát Địa Tạng được thờ bên phải Đức Thích Ca ở giữa chánh điện.

    Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn

    Thiên thủ thiên nhãn tức là là ngàn mắt ngàn tay, tức số lượng nhiều vô kể và không đếm được để có thể nhìn thấy và cứu vớt chúng sinh đang lầm than dưới trần. Tượng của Ngài được khắc họa một đôi tay chắp trước ngực theo kiểu liên hoa hợp chưởng, một đôi tay đặt trên đùi theo kiểu thiền định. Ngoài hai đôi tay này trên thân tượng, ở lưng, sườn và vai tỏa ra nhiều đôi tay khắc với các cánh tay đều để trần và có đeo vòng hạt minh châu.


    tuong-thien-thu-thien-nhan-quan-am-0004

    Tượng Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn được điêu khắc tỉ mỉ, chi tiết | tuongphatda.com.vn

    Phật Dược Sư

    Đức Phật Dược Sư thường gồm có 7 vị với hạnh nguyện trị hết những phiền não và đau khổ, xuất phát từ những tham - sân - si, thù hận của chúng sanh. Ngài đại diện cho quả Bụt ở cõi Tịnh Lưu Ly với hình ảnh thường thấy nhất của được Nghệ thuật Phật giáo miêu tả là một tay ấn thí nguyện hoặc đặt trên gối và một tay cầm bình thuốc chữa bệnh cho chúng sanh.

    Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát

    Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát tượng trưng cho sự giác ngộ, đạt được bằng phương tiện tri thức, giúp cứu độ chúng sinh thoát khỏi những bùn nhơ, thống khổ nơi trần thế. Tượng Phật đá điêu khắc hình ảnh Văn Thù Bồ Tát thường có dáng dấp trẻ, ngồi trên vật cưỡi là sư tử, tay cầm thanh gươm đang bốc lửa với ý nghĩa sẽ chặt đứt xiềng xích trói buộc con người trong những phiền não, khổ đau.

    Phổ Hiền Bồ Tát

    Phổ Hiền Bồ Tát Phổ Hiền được cho là có năng lực hiện ở thân khắp mười phương giới để phổ độ chúng sanh. Ngài và Văn Thù Bồ tát là thị giả của Phật Thích Ca Mâu Ni (Ngài đứng bên phải và Văn Thù Bồ Tát đứng bên trái của đức Phật). Hình tượng của Phổ Hiền Bồ Tát được biết đến trong Phật giáo là một vị Bồ Tát cưỡi voi trắng 6 ngà, tượng trưng cho sức mạnh vào sáu giác quan cũng như là 6 hoàn thiện để giác ngộ đầy đủ.


    tuong-van-thu-su-loi-bang-da-0002-tuongphatda

    Tượng Phổ Hiền Bồ Tát cưỡi trên voi trắng 6 ngà | tuongphatda.com.vn

    Trên đây là 9 hình tượng Phật và Bồ Tát thường được thờ trong các đình, chùa, thiền viện mà Trường Thanh muốn kể ra để giúp quý vị Phật tử có thể hiểu và gọi tên đúng của các Ngài. Mong rằng đây sẽ là thông tin bổ ích để quý vị có thể bổ sung vào những kiến thức Phật giáo của mình. Để tìm hiểu rõ hơn về từng hình tượng các vị Phật, Bồ Tát cũng như tìm mua các loại tượng Phật đá, quý vị có thể liên hệ với Trường Thanh theo hotline bên dưới đây để được hỗ trợ tư vấn.

     

    footer-tuong-phat-da-truong-thanh

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline