Ngài đã mở môn phương tiện, độ kẻ chúng sinh ra khỏi Ta bà đem về Tịnh độ. Bởi Đức Phật A Di Đà không phải là nhân vật lịch sử và có mặt tại cõi Ta Bà của chúng ta. Tuy nhiên qua lời giới thiệu của Đức Bổn Sư trong kinh Bi Hoa, chúng ta được biết rằng tiền thân của Đức Phật A Di Đà là vua Chuyển Luân Thánh Vương, tên Vô Tránh Niệm với muôn vàn công đức.
Đức A Di Đà với lòng đại bi thương yêu hết thảy chúng sinh được nhân gian kính mộ. Nếu quý vị thành tâm muốn thỉnh tượng Phật A Di Đà thì Trường Thanh là cơ sở chế tác và điêu khắc tượng đá uy tín được đánh giá cao về chất lượng
Phật A Di Đà là ai ?
Theo Đại Kinh A Di Đà hay Đại Kinh Sukhāvatīvyūha, trong một kiếp sống trước đây A Di Đà là một vị tăng tên là Pháp-tạng hay Dharmākara. Ông nguyện khi sẽ tịnh hoá và trang nghiêm một thế giới và biến nó thành một trong những Phật độ thanh tịnh và đẹp đẽ nhất. Một khi ông hoàn toàn tỉnh giác và hoàn thành lời nguyện của mình, Dharmākara sẽ trở thành Phật A Di Đà.
A Di Đà giờ đây đang cư ngụ tại thế giới ông ta đã tịnh hoá, gọi là Sukhāvatī (Cực lạc) tịnh độ ở phương Tây (hay còn được gọi là cõi Tây Phương Cực Lạc). Từ thế giới này ông ta sẽ đến với chúng ta, vây quanh bởi những vị bồ tát, chào mừng người đã mất và dẫn họ đi tái sinh trong đất Phật thanh tịnh của ông.
Trong một kiếp sống trước đây A Di Đà là một vị tăng tên là Pháp-tạng hay Dharmākara | tuongphatda.com.vn
Sự tích về Phật Ngài A Di Đà
Theo kinh Đại A Di Đà, về thời Đức Phật Thế Tự Tại Vương ra đời, có một vị quốc vương tên Kiều Thi Ca. Vua Kiều Thi Ca nghe đức Phật thuyết Pháp liền bỏ ngôi vua xuất gia làm vị tỳ kheo hiệu là Pháp Tạng. Một hôm Ngài đảnh lễ Phật, cầu Phật chứng minh và phát 48 lời nguyện, và do nguyện lực ấy sau này thành Đức Phật A Di Đà.
Lại theo kinh Bi Hoa, về đời vua Chuyển Luân Thánh Vương tên Vô Tránh Niệm có vị đại thần tên là Bảo Hải, tức là thân phụ của Phật Bảo Tạng. Một hôm vua Vô Tránh Niệm nghe Phật thuyết Pháp liền phát tâm cúng dường đầy đủ các lễ vật cho đức Phật và Đại chúng trong ba tháng. Vị Đại thần Bảo Hải khuyên vua nên phát tâm Bồ đề cầu đạo vô thượng.
Vua liền nguyện nếu sau này thành Phật sẽ làm giáo chủ cảnh giới trang nghiêm thanh tịnh để giáo hóa chúng sanh. Vua Vô Tránh Niệm vừa phát nguyện xong, đức Bảo Tạng Như Lai liền thọ ký cho vua sau này thành Phật sẽ lấy hiệu là A Di Đà và ở cõi Tây Phương Cực Lạc. Vị Đại Thần Bảo-Hải sau này cũng thành Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni.
Đức Phật A Di Đà là gương sáng của hạnh Thanh Tịnh | tuongphatda.com.vn
Đức Phật A Di Đà là gương sáng của hạnh Thanh Tịnh, vì thân Ngài chói ngời hào quang thanh tịnh và sáng suốt. Đức Phật A Di Đà có phát 48 lời nguyện rộng lớn cứu độ tất cả chúng sanh, trong ấy có lời nguyện tiếp dẫn tất cả chúng sanh nào hướng niệm đến Ngài đều được vãng sanh lên cõi Cực Lạc.
Ở Việt Nam, phần động tu theo tông Tịnh Độ nên thờ tượng Đức Phật A Di Đà. Tượng Ngài đứng hoặc ngồi trên tòa sen, tay phải duỗi xuống phóng hào quang, tay trái để ngang bụng bắt ấn cam lồ. Tại các chùa, thờ chung với Đức Phật A Di Đà gồm có đức Đại Thế Chí Bồ Tát bên tay phải và đức Quán Thế Âm Bồ Tát bên trái. Hai vị này trợ hóa cho Ngài bên cảnh giới Cực Lạc.
Thường năm đến ngày 17 tháng 11, các phật tử làm lễ vía của Ngài. Người ta thường niệm danh hiệu Ngài khi gần lâm chung để được về cảnh giới Cực Lạc.
Thỉnh thượng tượng Phật A Di Đà bằng đá tự nhiên tại Trường Thanh
Giá tượng Phật A Di Đà phụ thuộc vào chất lượng đá, mẫu mã và kích thước tượng. Ngoài ra, giá ở các cơ sở khác nhau hoặc ở từng thời điểm cũng có sự dao động không hề nhỏ. Vì thế bạn nên tham khảo giá tượng Phật A Di Đà chất lượng tại cơ sở điêu khắc đá uy tín như cơ sở Trường Thanh. Những người thợ tại Trường Thanh với nhiều năm kinh nghiệm chế tác và tạo mẫu tượng Phật có giá trị nghệ thuật cao chắc chắn sẽ làm quý khách hài lòng. Ngoài ra, tại Trường Thanh chúng tôi còn cung cấp các loại đá tự nhiên, tượng đá tự nhiên cao cấp khác như tượng Dược Sư, tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn …