La Hán Ba Tiêu - Phạt-na-bà-tư: Biểu tượng sự yên bình và tín ngưỡng dân gian

Ngày đăng: 10/06/2023 12:45 AM


    Khám phá sự kỳ bí và cuốn hút của "La Hán Ba Tiêu", một trong 18 vị La Hán trong tín ngưỡng đặc thù dân gian Việt Nam. La Hán Ba Tiêu, còn được gọi là Phạt-na-bà-tư (Vanavàsin), không chỉ là một vị La Hán mà còn là hình tượng tượng trưng cho sự gần gũi với thiên nhiên và sự yên bình trong cuộc sống. Ngài luôn sát cánh cùng chúng sanh, giúp độ hóa và mang lại bình an cho mọi người. Hãy cùng chúng tôi khám phá thêm về cuộc đời và ý nghĩa của La Hán Ba Tiêu trong bài viết sau đây.
    “Hình ảnh LA HÁN BA TIÊU đại diện cho sự tĩnh lặng, bình an trong cuộc sống, thể hiện niềm tin vào sự thanh tịnh và giản dị”

         “Lí do tại sao lại gọi Ngài là LA HÁN BA TIÊU mà không phải là tên gọi khác”

    Ý nghĩa về La Hán trong Phật giáo

    - Một là “sát tặc”, tức là loại bỏ mọi buồn phiền. Phật giáo dẫn dắt chúng sinh thoát khỏi mê muội, vọng tưởng, nghi hoặc, bởi nó chính là nguyên nhân gây nhiễu loạn nội tâm thanh tĩnh, trở ngại chi tu hành, mang tới tình cảm tai hại. La Hán diệt bỏ mối họa này.

    - Hai là “ ứng cung”, gọi là chính quả La Hán, đã đoạn diệt với tất cả những nguyên nhân có thể dẫn tới sinh tử lưu chuyển, cả người thanh tĩnh, được trời cung dưỡng.

    - Ba là “vô sinh”, tức là La Hán đã tiến vào cảnh giới Niết Bàn vĩnh hằng bất biến, không cần bước vào luân hồi sinh tử, là cảnh giới bất sinh bất diệt.

    Các vị La Hán xuất hiện khá sớm, chủ yếu xác định dựa vào căn cứ là sáng tác “Đại A La Hán Nan Đề Mật Đa La sở thuyết pháp trú ký” của Đường Đại Huyền Trang. Trong đó có đề cập tới 16 vị La Hán, là đệ tử được Phật cử ở lại nhân gian, không vào cõi Niết Bàn, được chúng sinh cung dưỡng để bảo vệ Phật hiệu.

    Sự tích về La Hán Ba Tiêu

    Có lần, đức Phật hàng phục con yêu trong một cái đầm sâu. Cảm phục ân đức của Phật, yêu long xin Ngài lưu lại chỗ của mình để được gần gũi cúng dường. Phật dạy Ngài không thể ở một nơi lâu, nên cử năm vị Đại A-la-hán đến, đó là các vị Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên, Nhân-kiệt-đà, Tô-tần-đà và Phạt-na-bà-tư.

    Khi tôn giả Phạt-na-bà-tư đến tiếp nhận lễ vật cúng dường, Ngài thường thích tọa thiền trên phiến đá lớn bên cạnh đầm, khi thì ngồi suốt tuần, lúc ngồi cả nửa tháng.

    Theo lời phó chúc của đức Phật, Tôn giả lưu tâm hóa độ vua Ca-nị-sắc-ca. Nhân dịp nhà vua đi săn, Tôn giả hóa làm con thỏ trắng dẫn đường cho vua đến gặp một mục đồng đang lấy bùn đất nặn tháp Phật.


    Tượng 18 vị La Hán bằng đá tự nhiên chất lượng cao | tuongphatda.com.vn

     

    Mục đồng nói rằng Phật thọ ký 400 năm sau vua Ca-nị-sắc-ca sẽ xây tháp thờ Phật tại đây. Mục đồng ấy cũng chính là La Hán Ba Tiêu hóa hiện. Từ đó, vua trở nên bậc đại quân vương hoằng dương Phật pháp, xây chùa tháp tự viện, ủng hộ cúng dường Tăng chúng, tổ chức kiết lập kinh điển Phật giáo lần thứ tư tại thủ đô Ca-thấp-di-la. Tất cả những thành tựu này đều nhờ thâm ân giáo hóa của tôn giả Phạt-na-bà-tư. Theo Pháp Trụ Ký, La Hán Ba Tiêu là vị La-hán thứ mười bốn, ngài và 1.400 vị La-hán thường ở trong núi Khả Trụ.

    Ngài cũng tượng trưng cho khát vọng đạt được giác ngộ thông qua sự tĩnh tâm và tu tập chân chính.”

    Thỉnh tượng La Hán Ba Tiêu bằng đá tự nhiên chất lượng cao tại Trường Thanh

    Qua bài viết trên mà Trường Thanh vừa cung cấp đến quý vị những ý nghĩa tốt đẹp về hình tượng La Hán Ba Tiêu trong văn hóa Phật giáo.Nếu quý vị đang có mong muốn thỉnh thượng tượng Phật bằng đá thì Trường Thanh là địa chỉ mà quý vị có thể yên tâm, nhờ cậy. Tại Trường Thanh luôn hoạt động với sự tận tâm để tạo ra những pho tượng Phật bằng đá  chất lượng nhất. Với nhiều năm kinh nghiệm chế tác và tạo mẫu tượng, những người thợ Trường Thanh tạo ra những pho tượng có giá trị nghệ thuật cao nhất như  tượng Di Lặc , tượng Chú Tiểu,…

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline