La Hán Cử Bát - Đem lại niềm tin Phật phát đến cho nhân loài

Ngày đăng: 01/10/2021 06:17 PM

    Cử Bát La Hán có tên là Kanaka Bharadvaja. Hình tượng Cử Bát nghĩa là ngài luôn mang theo bên mình một cái bát sắt khi du hành khất thực. Khất thực là một việc không thể thiếu đối với các vị chân tu. Khất thực là cách để rèn luyện sự nhẫn nhục, kiên trì, từ bi. Cho nên, ý nghĩa của tượng ngài Cử Bát La Hán là muốn nói hết thảy chúng sanh hãy tin tưởng vào Phật Pháp và tu tập mới mong giải thoát khỏi vô minh phiền não. 

    Quá trình hình thành của 18 vị La Hán

    Ban đầu, số lượng La hán được mô tả chỉ có 10 đệ tử của Thích Ca Mâu Ni, mặc dù trong các kinh điển Phật giáo sơ kỳ của Ấn Độ chỉ ghi chép 4 người trong số họ, gồm Pindola, Kundadhana, Panthaka và Nakula, được Phật di chúc truyền bá đạo pháp trong nhân gian, trong khi chờ đợi sự ra đời của Di lặc. Sự xuất hiện sớm nhất của các vị La hán tại Trung Quốc có thể từ thế kỷ IV, chủ yếu tập trung vào Pindola, người đã được mô tả trong sách Thỉnh Tân-đầu-lư pháp. Về sau, số lượng La hán tăng dần lên 16, bao gồm cả nhân vật có thật và hư cấu, và được biết đến qua tác phẩm Nandimitrāvadāna (Pháp trụ ký) của Đại sư người Sri Lanka Nandimitra, được dịch bởi pháp sư Huyền Trang sang chữ Hán, nhờ đó danh tự của 16 vị La hán được ghi nhận. Vì một số lý do nào đó, tên của một trong những vị La hán đầu tiên, Kundadhana đã không còn xuất hiện trong danh sách này.

     

    la-han-cu-bat-dem-lai-niem-tin-phat-phat-den-cho-nhan-loai-truong-thanh

    Cử Bát nghĩa là ngài luôn mang theo bên mình một cái bát sắt khi du hành khất thực | tuongphatda.com.vn

     

    Vào khoảng thời kỳ cuối Đường mạt và đầu Ngũ đại Thập quốc, thêm 2 vị La hán nữa được thêm vào danh sách này để tăng lên thành 18 vị. Do điều này, hình tượng 18 La hán phổ biến tại Trung Quốc, ảnh hưởng đến cả Việt Nam, có nhiều dị bản. Ở Nhật Bản và Tây Tạng, vẫn tiếp tục phối vị 16 La hán.

    Truyền thuyết kể về Cử Bát La Hán

    Quốc vương nước Tăng-già-la ở Nam Hải không tin Phật pháp, Cử Bát La Hán tìm cách hóa độ. Một sớm mai, khi đang cầm gương soi mặt, quốc vương giật mình kinh sợ vì trong gương không có mặt mình mà có hình dạng vị đại sĩ Bạch Y. Đây là do phép thần biến của Tôn giả. Theo lời khuyên của quần thần, nhà vua cho tạc tượng Bồ Tát Quan Thế Âm để thờ phụng và từ đó hết lòng tin Phật. Ngài Huyền Trang khi sang Ấn Độ, trụ tại chùa Na-lan-đà nghe kể câu chuyện sau: Sau khi đức Phật Niết Bàn vài trăm năm sau, quốc vương nước Ma-kiệt-đà làm lễ lạc thành ngôi chùa Đại Phật, thỉnh mấy ngàn vị Hòa thượng đến cúng dường.

     

    la-han-cu-bat-dem-lai-niem-tin-phat-phat-den-cho-nhan-loai-truong-thanh

    Ý nghĩa Cử Bát La Hán là muốn nói chúng sanh hãy tin tưởng vào Phật Pháp | tuongphatda.com.vn

     

    Khi mọi người bắt đầu thọ trai, bỗng nhiên có hai vị Hòa thượng từ không trung bay xuống. Cả hội chúng kinh ngạc, vua hỏi lai lịch thì một vị xưng là Tân-đầu-lô ở Tây-cù-đà-ni châu, một vị xưng là Ca-nặc-ca ở Đông Thắng Thần Châu. Vua vui mừng thỉnh hai Tôn giả chứng minh trai phạn. Thọ trai xong, hai vị cười nói: “Này các vị, 16 La-hán chúng tôi sẽ mãi mãi lưu lại thế gian, cùng tu tập với tất cả Phật tử chí thành đời sau.” Tôn giả Ca-nặc-ca thường mang một cái bát sắt bên mình khi du hành khất thực, nên được gọi là La hán Cử Bát. Theo Pháp Trụ Ký ngài là vị La-hán thứ ba, thường cùng 600 vị A-la-hán trú tại Đông Thắng Thần Châu.

    Thỉnh tượng Cử Bát La Hán bằng đá chất lượng tại Trường Thanh

    Tại Trường Thanh luôn hoạt động với sự tận tâm để tạo ra những pho tượng La Hán Cử Bát chất lượng nhất. Giá tượng Phật tùy thuộc vào kích thước khác nhau nếu quý vị có thắc mắc xin hãy liên hệ với Trường Thanh để được hỗ trợ tư vấn. Với nhiều năm kinh nghiệm chế tác và tạo mẫu tượng, Trường Thanh rất hân hạnh được giúp đỡ các Quý Sư Thầy, Sư Cô, Quý Phật Tử để tạo ra những pho tượng có giá trị nghệ thuật cao nhất như tượng Di Lặc, tượng Chú Tiểu,…




     


    footer-tuong-phat-da-truong-thanh
      

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline