La Hán là đệ tử đắc đạo của Đức Phật, là chính quả tu hành cao nhất trong Phật giáo. Canh giới La Hán à đã đạt tới Vô Cực Quả. Vị La Hán Thác Tháp có tên tiếng Phạn là Tô-tần- đà, là vị đệ tử cuối cùng mà Đức Phật thu nạp. Ngài ngụ ở Bắc Câu Lô Châu.Thường ngày, Ngài tu tập rất tinh nghiêm, có lòng thiện giúp người nhưng ít khi nói chuyện. Tôn giả ít khi đi theo Đức Phật ra ngoài mà chỉ ở nơi tịnh xá đọc sách hay quét sân.
Các vị La Hán trong nghệ thuật Phật giáo
Không có tài liệu nào mô tả hình dạng các vị La hán trông giống như họ thực sự tồn tại, đặc biệt để chứng minh rằng hình tượng của họ giống như những mô tả trong nghệ thuật Trung Quốc. Những hình tượng La Hán đầu tiên được vẽ bởi Thiền sư Quán Hưu vào năm 891, lúc đó đang cư trú ở Thành Đô. Có truyền thuyết kể rằng các vị La hán biết Quán Hưu là một họa sư tài ba, vì vậy họ đã xuất hiện trong giấc mơ của ông để yêu cầu ông vẽ chân dung của họ. Các bức tranh mô tả các vị La hán là người nước ngoài có lông mày rậm, đôi mắt lớn, má gồ và mũi cao. Hình tượng các vị La hán đặt trong phong cảnh theo phong cách nghệ thuật Trung Quốc cổ đại, với nền là những cây thông và đá.
La Hán Thác Tháp là vị đệ tử cuối cùng mà Đức Phật thu nạp | tuongphatda.com.vn
Trong những bức họa, các vị La hán được khắc họa như những vị sư với trang phục nhếch nhác và lập dị, hình dung nhưng những người lang thang và ăn xin, để làm nổi bật tính chất vứt bỏ những ham muốn trần tục sau lưng. Những hình tượng các vị La hán do Quán Hưu tạo nên đã trở thành hình mẫu cho các họa sư và nghệ nhân đời sau, dù mỗi thời kỳ đều có sự khác biệt đôi chút.
Xuất thân của La Hán Thác Tháp
Có người phê bình cách nói chuyện của Thác Tháp La Hán không hay, đức Phật biết được an ủi:
– Này Tô-tần-đà! Nói chuyện hay hoặc dở không liên quan gì đến vấn đề giác ngộ. Mọi người chỉ cần y theo lời ta dạy mà thực hành, dù không nói câu nào cũng thành tựu sự giải thoát.
Đúng thật là La Hán Thác Tháp hiếm khi lãng phí thời gian vào việc tán gẫu, chỉ dành trọn thời gian tọa thiền nên chứng quả A-la-hán rất sớm. Đương thời vua nước Án-đạt-la muốn xây dựng một tịnh xá u tịch tại núi Hắc Phong, nhưng tìm không ra những tảng đá lớn. Thác Tháp La Hán chỉ cần vận thần thông trong một đêm, mang đến vô số đá rất lớn từ bên kia sông Hằng.
La Hán Thác Tháp giữ tháp bên mình nên được gọi là La Hán Nâng Tháp | tuongphatda.com.vn
Quốc vương lại muốn tạo một pho tượng thật lớn bằng vàng tôn trí trong tịnh xá nhưng kho lẫm quốc gia không đủ cung ứng. Tôn giả chỉ cần nhỏ vài giọt nước xuống mấy phiến đá, chúng đều biến thành vàng. Quốc vương vui mừng gọi thợ giỏi nhất, đến lấy vàng đúc tượng để nhân dân chiêm lễ.
Năm trăm năm sau Phật diệt độ, La Hán Thác Tháp nhiều lần hiện thân tại nước Kiện-đà-la để giáo hóa. Hình tượng Ngài được tạo với bảo tháp thu nhỏ trên tay, tháp là nơi thờ xá-lợi Phật, giữ tháp bên mình là giữ mạng mạch Phật pháp, vì thế Ngài được gọi là La Hán Nâng Tháp. Theo Pháp Trụ Ký, ngài Tô-Tần-Đà là vị La Hán thứ tư, thường cùng 700 vị A-la-hán phần nhiều trụ ở Bắc Câu Lô châu.
Thỉnh tượng La Hán Thác Tháp bằng đá chất lượng tại Trường Thanh
Tại Trường Thanh luôn hoạt động với sự tận tâm để tạo ra những pho tượng Thác Tháp La Hán bằng đá chất lượng nhất. Giá tượng Phật tùy thuộc vào kích thước khác nhau nếu quý vị có thắc mắc xin hãy liên hệ với Trường Thanh để được hỗ trợ tư vấn. Với nhiều năm kinh nghiệm chế tác và tạo mẫu tượng, Trường Thanh rất hân hạnh được giúp đỡ các Quý Sư Thầy, Sư Cô, Quý Phật Tử để tạo ra những pho tượng có giá trị nghệ thuật cao nhất như tượng Di Lặc, tượng Chú Tiểu,…