Tên của La Hán Quá Giang là Bạt-đà-la . Bạt-đà-la còn gọi là Hiền, vì mẹ Ngài hạ sanh Ngài dưới cây Bạt-đà, tức là cây Hiền. Theo truyền thuyết, Tôn giả rất thích tắm rửa, mỗi ngày tắm từ một đến mười lần, và như vậy rất mất thời gian đồng thời trễ nải công việc. Chẳng hạn khi mọi người thọ trai, Ngài lại đi tắm, khi lên ăn thì cơm rau đã hết. Nhiều buổi tối, Ngài lén đi tắm khi mọi người đang tọa thiền.
Ý nghĩa về La Hán trong Phật giáo
- Một là “sát tặc”, tức là loại bỏ mọi buồn phiền. Phật giáo dẫn dắt chúng sinh thoát khỏi mê muội, vọng tưởng, nghi hoặc, bởi nó chính là nguyên nhân gây nhiễu loạn nội tâm thanh tĩnh, trở ngại chi tu hành, mang tới tình cảm tai hại. La Hán diệt bỏ mối họa này.
- Hai là “ ứng cung”, gọi là chính quả La Hán, đã đoạn diệt với tất cả những nguyên nhân có thể dẫn tới sinh tử lưu chuyển, cả người thanh tĩnh, được trời cung dưỡng.
- Ba là “vô sinh”, tức là La Hán đã tiến vào cảnh giới Niết Bàn vĩnh hằng bất biến, không cần bước vào luân hồi sinh tử, là cảnh giới bất sinh bất diệt.
Các vị La Hán xuất hiện khá sớm, chủ yếu xác định dựa vào căn cứ là sáng tác “Đại A La Hán Nan Đề Mật Đa La sở thuyết pháp trú ký” của Đường Đại Huyền Trang. Trong đó có đề cập tới 16 vị La Hán, là đệ tử được Phật cử ở lại nhân gian, không vào cõi Niết Bàn, được chúng sinh cung dưỡng để bảo vệ Phật hiệu.
18 vị La Hán quen thuộc trong Phật giáo | tuongphatda.com.vn
La Hán Quá Giang có nguồn gốc từ đâu ?
La Hán Quá Giang có thể ngủ giữa đêm cũng thức dậy đi tắm, có khi một đêm tắm năm, sáu lần! Việc này đến tai đức Phật, Thế Tôn kêu Tôn giả đến bên, chỉ dạy cách tắm rửa thiết thực, nghĩa là ngoài việc tẩy rửa thân thể còn phải tẩy rửa cấu uế trong tâm, gột sạch các tham sân phiền não để cả thân tâm đều thanh tịnh.
Tiếp nhận lời Phật dạy, Quá Giang La Hán hành trì theo ý nghĩa đích thực của việc tắm rửa, siêng năng gột rửa tâm nên chẳng bao lâu chứng quả A-la-hán. Từ đó tắm rửa là một pháp tu hữu dụng thiết thực mà Tôn giả thường khuyên dạy mọi người. Các tự viện Trung Hoa thường thờ hình tượng Ngài trong nhà tắm để nhắc nhở ý nghĩa phản tỉnh tư duy.
La Hán Quá Giang là vị La Hán thứ 6 | tuongphatda.com.vn
La Hán Quá Giang cũng thường đóng thuyền đi hoằng hóa các quần đảo của miền đông Ấn Độ như Java, Jakarta… nên được mang tên La Hán Quá Giang.Theo Pháp Trụ Ký, Ngài là vị La-hán thứ sáu, thường cùng 900 vị A-la-hán trụ tại Đam-một-la-châu.
Thỉnh tượng La Hán bằng đá tự nhiên chất lượng cao tại Trường Thanh
Qua bài viết trên mà Trường Thanh vừa cung cấp đến quý vị những ý nghĩa tốt đẹp về hình tượng La Hán trong văn hóa Phật giáo.Nếu quý vị đang có mong muốn thỉnh thượng tượng 18 vị La Hán bằng đá thì Trường Thanh là địa chỉ mà quý vị có thể yên tâm, nhờ cậy. Tại Trường Thanh luôn hoạt động với sự tận tâm để tạo ra những pho tượng Phật bằng đá chất lượng nhất. Với nhiều năm kinh nghiệm chế tác và tạo mẫu tượng, những người thợ Trường Thanh tạo ra những pho tượng có giá trị nghệ thuật cao nhất như tượng Di Lặc , tượng Chú Tiểu,…