Quy tắc lạy Phật đúng chuẩn cho Quý Phật tử1

Ngày đăng: 28/05/2023 12:37 AM

    Đạo Phật từ lâu đã trở thành mọt tín ngưỡng đẹp trong lòng chư vị Phật tử. Thường vào các ngày Rằm hoặc mùng một đầu Xuân, người ta thường hay đi chùa để vái lạy Phật hoặc thỉnh tượng Phật đá về nhà thờ và vái lạy, với mong cầu sẽ được hào quang của Phật soi đường chỉ lối, hướng đến những điều thiện lành và tránh xa những điều xấu.

    Và trong việc thờ cúng tượng Phật, bên cạnh việc cúng dường để thể hiện sự cung kính của mình, các vị Phật tử cũng cần phải biết quy tắc lạy Phật sao cho đúng cách để tránh phạm đến Phật. Hãy cùng Trường Thanh tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!https://tuongphatda.com.vn/

    Đạo Phật từ lâu đã trở thành mọt tín ngưỡng đẹp trong lòng chư vị Phật tử

    Nguồn gốc của việc lạy Phật

    Nguồn gốc của việc lạy Phật bắt nguồn từ khi Đức Phật Thích Ca còn tại thế. Khi đó những người may mắn được gặp Ngài đều cúi đầu xuống ôm chân Đức Phật và đặt trán mình lên chân của Ngài. Điều này được xem là thể hiện sự khiêm tốn và mang ý nghĩa bày tỏ lòng ngưỡng mộ và tôn thờ Phật.

    Và sau khi Ngài nhập diệt, các tín đồ vẫn xem như Ngài vẫn còn tại thế và vẫn giữ cử chỉ cúi đầu ôm chân Ngài, thể hiện tấm lòng thành kính của mình và sự tin tưởng rằng Đức Phật vẫn luôn ở trước mặt mình để bảo hộ và che chở. Vì thế mà cho đến ngày nay, khi thờ cúng tượng Phật đá, người ta vẫn áp dụng cách lạy Phật này, thường gọi là “Ngũ thể đầu địa”, tức hai tay, hai chân và đầu chạm đất.https://tuongphatda.com.vn/

    Việc lạy Phật theo tư thế "ngũ thể đầu địa" được áp dụng từ lâu

    Ngoài ra, văn hóa của Việt Nam phần lớn chịu ảnh hưởng từ Khổng giáoPhật giáo. Và từ ngày xưa, các vua chúa cũng quy định rằng khi bái vua, quan hay thần linh thì áp dụng các cung cách của Khổng giáo, còn khi bái Phật Trời, gia tiên thì áp dụng theo Phật giáo

    Cách vái lạy phật đúng chuẩn

    Việc lạy Phật - tức lạy ngôi Tam Bảo khác so với việc lạy tổ tiên, ông bà. Trước khi lạy Phật, quý Phật tử phải giữ cho thân tâm trong sạch, nên súc miệng, rửa mặt, lau sạch tay chân và thay áo tràng (nếu có thể) hoặc mặc y phục sạch sẽ. Khi tiến hành lễ Phật, ta đứng thẳng người, đứng trước bàn thờ tượng Phật đá và chắp khít tay trước ngực thể hiện sự nhất tâm. Hai chân khép sát nhau và mắt nhìn hướng đến các vị Phật. Sau đó quý Phật tử xá 3 xá rồi lạy một cách từ tốn để thể hiện sự thành kính.

    Còn nếu nguyện hương, quý Phật tử đốt 3 cây hương, thỉnh 3 tiếng chuông rồi mới quỳ xuống lấy hương. Cầm hương bằng 2 tay, đưa ngang trái và khấn nguyện. Mỗi nguyện 1 xá, nguyện xong 3 xá thì cắm hương vào lư và lạy. Và như đã phân tích ở phần đầu, Phật giáo Việt Nam vẫn thường lạy Phật theo lễ “Ngũ thể đầu địa”, trước khi lạy, ta đứng thẳng người rồi chắp 2 tay trước ngực, xá 3 xá và quỳ gối xuống. Đặt 2 bàn tay xuống đất và tách ra, tạo khoảng trống và đặt trán chạm với nền đất giữa 2 lòng bàn tay.

    Sau khi lạy Phật xong thì ngẩng đầu lên rồi nâng thân mình, lật úp 2 tay và chống xuống sàn nhà để nâng người đứng dậy. Sau đó xá 1 xá, lạy 3 lạy và xá 3 xá nữa.

    Nếu nguyện hương, quý Phật tử đốt 3 cây hương, thỉnh 3 tiếng chuông rồi mới quỳ xuống lấy hương

    Tại sao phải lạy Phật 3 lạy?

    Phật - Pháp - Tăng chính là 3 Tam bảo giúp dẫn dắt con người khỏi những muộn phiền. Do đó khi lạy Phật ta phải lạy 3.

    - Phật: tượng trưng cho giác - tức giác ngộ, đưa con người khỏi những u mê và giúp thông hiểu những lý lẽ. Cúi lạy đầu tiên là dành cho Ngài để bày tỏ lòng thành kính của Phật tử.

    - Pháp: tượng trưng cho chánh - tức là làm những điều chính đáng, ngay thẳng theo lời Phật dạy. Cái lạy này như một lời biết ơn đến những lời dạy của Phật để giúp ta luôn hướng đến điều tốt đẹp.

    - Tăng: tượng trưng cho tịnh - là sự thanh tinh và trong sạch trong tâm hồn. Cái lạy này thể hiện sự biết ơn đến những nhà xuất gia đã thay Phật dẫn dắt chúng sinh trên đường đời.

    quy-tac-lay-phat-dung-chuan-cho-quy-phat-tu-tuongphatda

    Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni tại Đá Mỹ Nghệ Trường Thanh

    Để bày tỏ lòng thành kính nhất gửi đến chư Phật, các Phật tử cần biết quy tắc lạy Phật đúng cách và không phạm đến các Ngài. Mong rằng những thông tin bổ ích trên sẽ giúp quý Phật tử có thể thực hiện đúng nhất việc lạy Phật.

    Nên thỉnh tượng Phật đá chất lượng cao ở đâu ? 

    Cơ sở điêu khắc đá Trường Thanh hân hạnh cung cấp nhiều mẫu tượng Thích Ca bằng đá trên toàn quốc. Với những kích thước và hình dáng khác nhau, chúng tôi luôn tạo ra những giá trị to lớn cho Phật giáo. Đa số khách hàng có nhu cầu thỉnh tượng Phật đều có yêu cầu rất cao về sự tỉ mỉ đến từng chi tiết. Với đội ngũ thợ trên 10 năm kinh nghiệm trong nghề, chúng tôi có thể hoàn thành mọi đơn hàng đúng thời hạn mà khách hàng đưa ra. 

    Trường Thanh đang có các chính sách ưu đãi cho khách hàng mới và chính sách bảo hành cho khách hàng cũ. Kèm theo đó là dịch vụ lắp đặt và giao hàng tận nơi, hãy liên hệ ngay với Trường Thanh nếu quý khách hàng còn thắc mắc nhé.

     

    Những mẫu sản phẩm tượng Phật bạn có thể tham khảo:

    Tượng Phật Thích Ca Xúc Địa Thủ Ấn Đá Trắng - 0007        Tượng Phật Thích Ca Bằng Đá Ấn Độ - 0088        Mẫu Tượng Phật Thích Ca Bằng Đá - 0078  Công Ty Đá Mỹ Nghệ Trường ThanhHướng dẫn mua hàng Công Ty Đá Mỹ Nghệ Trường ThanhChính sách giao & đổi trả hàng Công Ty Đá Mỹ Nghệ Trường ThanhChính sách thanh toán Công Ty Đá Mỹ Nghệ Trường ThanhChính sách bảo mật thông tin Công Ty Đá Mỹ Nghệ Trường ThanhVận chuyển nội địa và quốc tế toàn cầu HOTLINE: 0913 948 456  THÔNG TIN CHI TIẾT        Tượng Phật Thích Ca Bằng Đá Vàng - 0063       Mẫu Tượng Phật Thích Ca Bằng Đá - 0067        Tượng Phật Thích Ca Bằng Đá Phong Thủy - 0037      

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline