tượng phật bằng đá

Ngày đăng: 02/07/2024 07:59 AM

     

    Ngàn năm lịch sử, nghệ thuật tạc tượng Phật bằng đá đã đi cùng sự tồn tại của nền văn hoá và tôn giáo phương Đông. Từ những công trình kiến trúc nguy nga của các ngôi chùa cổ kính đến những pho tượng Phật khổng lồ, đều là những kiệt tác được tôn vinh bởi sự khéo léo và tâm huyết của các nghệ nhân.

     

    Thông tin tượng phật bằng đá

    - Chất liệu: Đá tự nhiên

    - Kích thước: Nhận làm kích thước theo yêu cầu

    Ý nghĩa của Tượng Phật bằng đá

    Yếu tố mạnh mẽ của đá

    Theo các nhà phong thủy, đá mang trong mình yếu tố mạnh mẽ có tác dụng lưu chuyển những luồng khí tốt và ngăn chặn những vận khí xấu. Bởi vậy tượng Phật bằng đá được nhiều người lựa chọn và ưa chuộng.

    Phước lành và bình an

    Theo Phật giáo, tượng Phật đá mang lại phước lành, bình an cho mọi người. Không chỉ được đặt ở các ngôi chùa, tượng Phật đá còn được nhiều gia đình thỉnh về và đặt trong nhà.

     

    Các loại đá tạc tượng Phật phổ biến

    Đá Non Nước

    Tượng Phật bằng đá non nước là những tôn tượng được chế tác tại làng đá mỹ nghệ Non Nước, Đà Nẵng. Đây là làng chế tác đá mỹ nghệ có truyền thống lâu đời, nổi tiếng không chỉ bởi tính thẩm mỹ cực cao, mà còn bởi sức bền của các bức tượng. 

    Đá xanh Ấn Độ

    Tượng Phật Bà bằng đá xanh Ấn Độ được ưa chuộng bởi tính thẩm mỹ rất cao. Đá xanh Ấn Độ là một loại đá hoa cương có màu xanh lục đậm xen lẫn với các vân đen, xanh đen bắt mắt. Sử dụng loại đá này để tạc tượng Phật sẽ mang lại cho tôn tượng Phật nét đẹp huyền bí, độc đáo. 

    Đá sa thạch

    Đá sa thạch là một loại đá tự nhiên có nguồn gốc từ magma nóng chảy tại sâu trong lòng trái đất. Đá sa thạch có đặc tính cứng, chắc, bền, thường có màu đen hoặc màu đen xám hoài cổ nên khi chế tác tượng Phật bằng đá nói riêng, tượng Phật bằng đá nói chung, sẽ mang đến cho tôn tượng vẻ đẹp bình dị, mộc mạc.

    Đá cẩm thạch

    Đá cẩm thạch là một loại khoáng vật quý hiếm và được ưa chuộng trong nghệ thuật trang sức và điêu khắc. Đá cẩm thạch thường có màu xanh lá cây đậm, nhưng cũng có thể có các biến thể màu khác, bao gồm màu xanh dương, trắng, đỏ, và các sắc thái khác. 

    Các lưu ý khi thỉnh tượng Phật bằng đá

    Tượng Phật chạm khắc bằng đá là vật phẩm rất linh thiêng, vì vậy cần phải chú ý một số điều khi thỉnh tượng Phật về nhà, như: thỉnh lên chùa để làm lễ khai quang, không để trong tủ kín hoặc két sắt, đặt ở vị trí trang nghiêm và cao hơn bàn thờ tổ tiên, chuẩn bị đầy đủ lư hương, đèn thờ và hoa quả bánh kẹo, thường xuyên chăm sóc và lau chùi sạch sẽ.

     

    Vai trò của tượng Phật bằng đá trong đời sống 

    Tâm linh và thiền định

    Tượng Phật bằng đá là nơi để giúp con người tìm về sự tĩnh tâm và thiền định. Đặt tượng Phật trong không gian sống có thể tạo ra một không gian yên bình, giúp gia chủ giảm căng thẳng và tìm thấy sự an yên trong tâm hồn. Những ai có duyên được chiêm ngưỡng tượng Phật sẽ cảm nhận được sự tĩnh lặng, thanh thản và thấm nhuần những giá trị nhân văn sâu sắc.

    Văn hóa nghệ thuật

    Ngoài giá trị tâm linh, tượng Phật bằng đá còn là tác phẩm nghệ thuật, thể hiện sự khéo léo và tài năng của các nghệ nhân. Góp phần bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống, mang đến cho các thế hệ sau những di sản quý báu. 

    Phong Thủy

    Theo quan niệm phong thủy, tượng Phật được tạc bằng đá có thể mang lại may mắn, tài lộc và bảo vệ gia chủ khỏi những điều không tốt lành. Việc đặt tượng đúng vị trí trong nhà hoặc văn phòng có thể cải thiện năng lượng và tạo sự cân bằng trong không gian sống. 

    Quy trình chế tác tượng Phật bằng đá Trường Thanh

    Lựa chọn loại đá phù hợp 

    Chất liệu đá để tạc tượng Phật rất đa dạng, từ đá cẩm thạch, đá granit, đến các loại đá quý hiếm. Việc lựa chọn đá phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ bền, màu sắc, và vị trí đặt tượng. Các nghệ nhân thường cẩn thận cân nhắc và lựa chọn loại đá phù hợp nhất, đảm bảo tạo nên những tác phẩm tượng Phật vừa có giá trị tâm linh, vừa mang vẻ đẹp thẩm mỹ cao.

     

    Quy trình chế tác

    1. Phác thảo: Trước khi bắt tay vào tạc tượng, các nghệ nhân thường phác thảo hình dáng và chi tiết của tượng trên giấy hoặc mô hình đất sét, để có cái nhìn tổng thể và định hướng cho quy trình chế tác.

     

    2. Chạm khắc thô: Sau khi hoàn thiện phác thảo, các nghệ nhân bắt đầu chạm khắc hình dáng cơ bản của tượng trên khối đá, tạo nên khối hình ban đầu.

     

    3. Chi tiết hóa: Đây là giai đoạn tạo ra các chi tiết tinh xảo như khuôn mặt, bàn tay, và các họa tiết trên y phục, để làm nổi bật vẻ đẹp của tượng Phật.

     

    4. Hoàn thiện: Cuối cùng, tượng được mài bóng và đánh bóng để tạo nên vẻ đẹp hoàn hảo và bền bỉ theo thời gian, trở thành một tác phẩm nghệ thuật đáng giá.

     

    Tượng Phật bằng đá luôn là biểu tượng tâm linh, di sản nghệ thuật quý giá của nền văn hóa truyền thống của dân tộc. Với quy trình chế tác công phu và tỉ mỉ, các cơ sở như trường Thanh tiếp tục gìn giữ và phát huy nghệ thuật này, tạo nên những tác phẩm độc đáo, đáp ứng nhu cầu thưởng lãm và hưởng thụ văn hóa của công chúng. 

     

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline