Ý nghĩa hình tượng những vị Bồ tát cưỡi Linh Thú trong Phật giáo Đại thừa

Ngày đăng: 23/05/2023 09:46 PM

    Những vị Bồ Tát trong Phật giáo Đại thừa là người giác ngộ hoàn toàn về nỗi khổ của tất cả chúng sanh, đồng cảm và phát nguyện cứu độ chúng sanh được giải thoát khỏi những nỗi khổ đó. 

    Trong Phật giáo Đại Thừa có sáu vị Bồ tát. Sáu vị này là Quán Thế Âm Bồ tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ tát, Đức Phổ Hiền Bồ tát, Địa Tạng Vương Bồ tát, Đại Thế Chí Bồ tát và Di Lặc Bồ tát. Trong đó có bốn vị bồ tát cưỡi linh thú là Quán Thế Âm Bồ tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ tát, Đức Phổ Hiền Bồ tát và Địa Tạng Vương Bồ tát.

    Rất nhiều Phật tử thắc mắc, ý nghĩa về những vị Bồ tát cưỡi linh thú trong Phật giáo Đại thừa, hãy cùng Điêu khắc đá Trường Thanh đi tìm hiểu sâu hơn bài viết dưới đây nhé!

    Quán Thế Âm Bồ Tát cưỡi Rồng

    Quan Thế Âm hay Quán Thế Âm theo tiếng Phạn nghĩa là "Đấng quán chiếu âm thanh của thế gian" là một vị Bồ tát hiện thân cho lòng từ bi của tất cả chư Phật. Hình tượng Quán Thế Âm Bồ tát đứng uy nghi trên thân mình Rồng với dáng vẻ khoan thai, hai tay Ngài đỡ lấy bình Ngọc đổ nước Cam lộ xuống trần gian để tưới mát, dập tắt những hận thù, những tham lam trong lòng chúng sinh.

    Theo kinh A Di Dà, Quán Thế Âm Bồ Tát cùng với Đại Thế Chí Bồ Tát là trợ tuyên của Đức Phật A Di Đà, được đặt danh hiệu Đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát

     

    Tượng Phật Bà Quán Thế Âm Bồ Tát https://tuongphatda.com.vn/

     

    Sự tích cuộc đời của Quán Thế Âm Bồ Tát

    Mẹ Quán Thế Âm trải qua rất nhiều nhân dạng để phổ độ chúng sinh. Vào kiếp thứ 10, Ngài đầu thai thành Thị Kính, tiểu thư nhà họ Mãng ở Cao Ly (thuộc bán đảo Triều Tiên ngày nay). Được giáo huấn trong gia đình có truyền thống gia phong, Thị Kính vừa tài sắc vẹn toàn, vừa thảo hiền với mẹ cha. Khi lớn lên, nàng được gả cho Thiện Sĩ, một nho sinh nhà họ Sùng trong vùng. 

    Về làm dâu, Thị Kính vẫn hết mực kính trọng cha mẹ chồng, giữ đạo dâu con trong nhà. Một ngày nọ, khi đang may vá nàng thấy chồng mình ngủ thiếp đi khi đang đọc sách. Thấy trên cằm chồng có sợi râu, sẵn tay nàng dùng con dao nhíp cắt đứt sợi râu. Thiện Sĩ chợt tỉnh giấc, thấy vợ mình đang cầm dao gần cổ bèn la lên vì nghĩ Thị Kính đang cố sát mình. 

    Dù đã phân trần với cả gia đình chồng, nhưng dưới sức ép của ông bà Sùng, Thiện Sĩ đã đuổi vợ mình ra khỏi nhà. Rời khỏi gia đình chồng, Thị Kính xuất gia quy y cửa Phật. Bà cải trang thành nam và trốn vào chùa xin tu, lấy Pháp danh là Kính Tâm.

     

    Mẫu tượng Phật Bà Quan Âm thường đặt tại những nơi trang nghiêm như các ngôi chùa lớn nhỏ hoặc được đặt tại gia

    Tướng mạo vốn xinh đẹp, sau khi cải trang thành nam có rất nhiều tín nữ đến chùa để ý. Trong số đó có Thị Mầu, là con gái nhà bá hộ trong vùng. Tính vốn phóng khoáng, Thị Mầu đã nhiều lần tìm cách tiếp cận để trêu ghẹo Kính Tâm nhưng đều nhận được sự từ chối. Ít lâu sau, Thị Mầu có thai với người đầy tớ trong nhà. Thai ngày một lớn dần, Thị Mầu bị bắt ra làng để tra hỏi. Trong lúc hoảng loạn, Thị Mầu khai bừa Kính Tâm chính là cha của thai nhi. Dù kêu oan, nhưng do không thể tiết lộ thân phận giả nam của mình nên Kính Tâm đã phải rời khỏi chùa. Lại nói về Thị Mầu, sau đó hạ sinh được một bé trai và đem đến gửi nhờ Kính Tâm nuôi dưỡng. 

    Vốn thương người, Kính Tâm nhận nuôi đứa trẻ. Thời gian trôi nhanh đến khi đứa bé lên 3 cũng là lúc Kính Tâm bị bạo bệnh. Biết mình không qua khỏi, Kính Tâm đã viết lại tâm thư gửi đến cha mẹ kể lại sự tình. Sau khi Kính Tâm qua đời, mọi người mới rõ nỗi oan khiên trên của Kính Tâm và cho lập đàn cầu đảo. 

     

     

    Tượng Phật Quán Thế Âm Bồ Tát đứng uy nghi trên thân mình Rồng với dáng vẻ khoan thai 

    Ý nghĩa hình tượng Quán Thế Âm cưỡi Rồng

    Hình ảnh tượng Quán Thế Âm cưỡi Rồng còn có hàm ý là Phật Bà Quán Thế Âm đứng trên bể khổ chúng sinh để cứu vớt. Do vậy hình ảnh Quán Thế Âm Bồ Tát cưỡi Rồng thường được người dân đi biển tin tưởng và thờ cúng. Với một niềm tin lớn lao là việc Ngài sẽ xuất hiện để giúp cho chúng sinh vượt qua sóng to biển lớn.

    Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát cưỡi Sư tử

    Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát ngồi trên con sư tử xanh - là biểu thị cho uy lực của trí tuệ. Vì con sư tử xanh là loài thú chúa ở rừng xanh, có sức mạnh và uy lực hơn tất cả các loài thú khác. Cho nên, lấy con sư tử để biểu trưng cho năng lực vô cùng của trí tuệ. Đó cũng là trí của Phật. Bồ tát Văn Thù Sư Lợi nhờ trí này nên đã chuyển hóa những vô minh, phiền não, những ý niệm chấp ngã, pháp trở về vô lậu và chứng chân thật tính.

    Tượng Phật Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát

    Sự tích cuộc đời của Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát

    Theo truyền thuyết thì Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi có nhiệm vụ chinh phục Yama đây được xem như là chúa tể của cái chết, thuyết xưa kể rằng trong một cơn thịnh nộ thì Yama đã đe dọa sẽ tiêu diệt tất cả người dân Tây Tạng. Lúc này với hy vọng đất cứu vãn đất nước của mình người dân tại Tây Tạng đã kêu gọi Văn Thù Bồ Tát bảo vệ họ.

    Sau đó Bồ Tát Văn Thù đã được cho là đã đi đến địa ngục để tìm và thuần hóa Yama. Tuy nhiên trước khi gặp Yama Văn Thù Bồ Tát đã hóa thành hình thức Yamakata với hình dạng giống như Yama với tám đầu và rất nhiều chân, mỗi đầu và chân được ví như sự huy động toàn bộ sức mạnh giác ngộ của một người để đối đầu với cái chết.

    Yama đã rất sợ hãi một phiên bản phóng đại của mình và đã bị đánh bại, thông qua hình ảnh của Yamankata cũng muốn nhấn mạnh rằng sự khôn ngoan của giác ngộ đã làm giảm đi nỗi sợ, phát triển một ý chí mạnh mẽ khi đối đầu với cái 

    Ý Nghĩa Tượng Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát

    Tượng Văn Thù Bồ Tát được biết đến là đại diện cho trí tuệ. Tượng ngài có dáng dấp trẻ trung ngồi trên lưng linh vật và trên một chiếc bồ đoàn bằng sen, với hình tượng tay phải đang cầm một lưỡi gươm đang bốc lửa với hàm ý rằng, lưỡi gươm trí tuệ này sẽ chặt đứt những trói buộc của vô minh phiền não, thứ cột chặt con người với những bất hạnh, khổ đau trong vòng tròn sinh tử luân hồi.

    Tay trái ngài thì giữ cuốn kinh Bát nhã trong tư thế ôm vào giữa trái tim với ý nghĩa biểu trưng cho sự tỉnh thức và giác ngộ, cũng có một số tượng tay tái của ngài cầm hoa sen đó chính là đoạn đức. Nghĩa là có thể dùng trí tuệ để dứt được mọi tham ái, ô nhiễm như hình tượng những bông hoa sen luôn nằm dưới bùn đất nhưng mùi hương của hoa không thể nhiễm mùi bùn.

    Ý nghĩa hình tượng Văn Thù Sư Lợi cưỡi Sư tử

    Nếu như bạn là người thường đến các ngôi chùa và có một sự hiểu biết nhất định về Phật Giáo, thì sẽ thấy tượng Phật Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát sẽ đứng hầu phía bên trái của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, tay cầm kiếm, tay cầm kinh và điều đặc biệt là ngài cưỡi trên lưng một con sư tử có màu xanh, đây là một hình tượng thể hiện nhiều ý nghĩa khác nhau.

    Trong đó con sư tử màu xanh này cũng thể hiện một phần của trí tuệ, đây là một giống loài sống ở sâu trong rừng, mang trong mình một sức mạnh vô cùng to lớn, các loài vật khác cũng phải nể sợ. Do đó sư tử xanh thể hiện cho sự nhận thức là vô hạn. Văn Thù Bồ Tát cũng lấy nguồn trí này để giải tỏa muộn phiền, ý nghĩ không tốt, để họ trở về con đường ngay chính.

     

    Tượng Phật Văn Thù Bồ tát tay cầm kiếm, tay cầm kinh điều đặc biệt là ngài cưỡi trên lưng một con sư tử màu xanh 

     

    Phổ Hiền Bồ Tát cưỡi Voi trắng

    Phổ Hiền cưỡi voi sáu ngà nêu biểu “Sáu căn tiếp xúc với sáu trần tạo vô biên tội. Nay tu theo lời Phật dạy, sáu căn chuyển thành sáu ngà giúp Ngài tạo muôn vàn công đức. Sáu ngà là sáu thần thông. Voi là loài có khả năng chở nặng đi ngược dốc không gì chướng ngại. Sức mạnh của voi nêu biểu bất tư nghì lực, hàng phục tất cả những việc khó làm”.

    Sự tích cuộc đời của Ngài Phổ Hiền Bồ Tát

    Khi chưa được xuất gia học đạo, Phổ Hiền Bồ tát là người con thứ bốn của nhà vua Vô Trách Niệm. Ngài có tên là Năng - đà - nô. Sau khi được phụ vương khuyên bảo, Ngài mới phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng và chúng sinh trong suốt 3 tháng liền.

    Đại thần Bảo Hải thấy vậy đã khuyên hoàng tử hướng về đạo Vô Thượng Bồ Đề để được cầu và thành Phật thay vì cầu sự phước báu hữu lậu ở những nơi cõi Nhơn, Thiên bởi cõi ấy vẫn thuộc trong vòng sanh tử.

    Tượng Phật Phổ Hiền Bồ Tát

    Sau khi được đại thần Bảo Hải khuyên bảo, Thái tử cũng đã thưa với Phật Bảo Tạng xin được hướng về đạo Vô Thượng Chánh Giác. Đức Bảo Tạng Như Lai khi nghe được hoàng tử phát nguyện vậy cũng đã thọ ký cho Ngài.

    Lúc này chợt có xuất hiện với thiên tử mang theo rất nhiều các loại hoa mâng hương thơm rất lạ để cúng dường. Thái tử cũng đã thưa lại với Đức Phật làm sao để có thể mang được hương thơm này đi lan tỏa khắp nhân gian. Mong rằng với những người đang vướng phải nghiệp chướng khi ngửi được mùi thơm này cũng sẽ thoát được khổ ai và để hưởng được sự an vui.

    Trong khi Thái tử đang cúi đầu lễ Phật thì trong giới 10 phương đã xuất hiện hương thơm tỏa khắp. Khi chúng sanh ngửi được mùi hương này thì cảm thấy luôn vui vẻ, những muộn phiền đầu đã được tiêu trừ. Thái tử khi được đức Phật thọ ký như vậy trong thân tâm cảm thấy vô cùng vui mừng và đã đảnh lễ Phật rồi ngồi xuống để nghe Ngài thuyết pháp.

    Nhờ vào tấm lòng tu hành tinh tấn do đó Thái tử Năng - đà - nô đã được trở thành Bồ Tát và ngài mang danh hiệu là Phổ Hiền. Ngài đã hóa thân vào nhiều cảnh giới khác nhau nhằm cứu độ cho chúng sinh.

     

    Phổ Hiền Bồ Tát hóa thân nhiều cảnh giới khác nhau với mục đích cứu độ chúng sinh

    Ý nghĩa hình tượng Phổ Hiền Bồ Tát cưỡi Voi trắng

    Chúng ta thường thấy tượng Phổ Hiền Bồ tát ngồi trên voi trắng sáu ngà có nghĩa là Ngài dùng đại hạnh hóa độ chúng sanh, đưa họ từ bờ mê đến bến giác. Con voi sáu ngà là tượng trưng cho Lục độ: Bố thí, Trì giới, Tinh tấn, Nhẫn nhục, Thiền định và Trí tuệ.

    Ngài chèo thuyền Lục độ để cứu vớt chúng sanh đang chìm đắm trong bể khổ. Mặc dù bể khổ thì rộng lớn mênh mông còn chúng sinh thì vô lượng, nhưng Ngài vẫn không ngại nhọc nhằn tiếp tục cứu vớt chúng sanh kiếp này sang kiếp khác. Với chiếc chèo bố thí, cánh buồm tinh tấn, mục tiêu thiền định, tay lái trí tuệ, Ngài luôn luôn kiên nhẫn tiến tới mà chẳng ngại sóng gió để cứu giúp chúng sinh. 

     

    Tượng Phổ Hiền Bồ tát ngồi trên voi trắng sáu ngà có nghĩa là Ngài dùng đại hạnh hóa độ chúng sinh, đưa họ từ bờ mê đến bến giác

    Địa Tạng Vương Bồ Tát cưỡi linh khuyển Đề thính

    Địa Tạng Vương Bồ Tát là vị Bồ tát đại từ đại bi với thệ nguyện rộng lớn, Ngài được xem là giáo chủ của cõi U Minh. Địa Tạng Vương được biết đến bởi lời nguyện cứu độ tất cả chúng sanh trong lục đạo luân hồi vào thời kỳ sau khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập niết bàn, cho đến khi Bồ Tát Di Lặc được hạ sanh, và nguyện không chứng Phật quả nếu địa ngục chưa trống rỗng. Trong văn hóa của người phương Đông, Địa Tạng Vương Bồ Tát còn hộ mệnh cho trẻ nhỏ, bảo vệ các vong linh của trẻ em hoặc bào thai chết yểu.

    Tượng Phật Địa Tạng Vương Bồ Tát

     

    Sự tích cuộc đời của Địa Tạng Vương Bồ Tát

    Trong kinh Địa Tạng Bồ-tát Bổn Nguyện, đức Phật nói về bốn tiền thân, với bốn đại nguyện của ngài Địa Tạng như sau.

    1. Trong vô lượng kiếp về trước, ngài Địa Tạng là một vị Trưởng giả, nhờ phước duyên được chiêm ngưỡng, đảnh lễ và được sự chỉ dạy của đức Phật Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai, vị Trưởng giả này đã phát đại nguyện: “Từ nay đến tận đời vị lai, tôi vì những chúng sanh tội khổ trong sáu đường mà giảng bày nhiều phương tiện làm cho chúng được giải thoát hết cả, rồi tự thân tôi mới chứng thành Phật quả.” 

    2. Vào thời quá khứ vô số kiếp trước, thuở đức Phật Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai, tiền thân của Ngài là một người nữ dòng dõi Bà-la-môn có nhiều phước đức và oai lực; nhưng mẹ của cô không tin vào nhân quả tội phước, tạo rất nhiều ác nghiệp, sau khi chết bị đọa vào địa ngục. Là người con chí hiếu, cô rất thương nhớ mẹ và đã làm vô lượng điều lành, đem công đức ấy hồi hướng cho mẹ và cầu nguyện đức Phật cứu giúp. Nhờ các công đức chí thành ấy, đức Phật Giác Hoa Định Tự Tại đã cho cô biết là mẹ của Cô đã được thoát khỏi cảnh địa ngục vãng sanh về cõi trời. Vô cùng hoan hỉ trước tin ấy, cô đã đối trước đức Phật Giác Hoa phát nguyện: “Tôi nguyện từ nay nhẫn đến đời vị lai những chúng sanh mắc phải tội khổ, thì tôi lập ra nhiều phương chước làm cho chúng sinh được giải thoát.”

    3. Trong hằng hà sa số kiếp về trước, thuở đức Phật Nhất Thiết Trí Thành Tựu Như Lai, ngài Địa Tạng là một vị vua rất Từ bi, thương dân như con… nhưng chúng sanh lúc ấy tạo rất nhiều ác nghiệp, vị vua hiền đức này đã phát nguyện: “Như tôi chẳng trước độ những kẻ tội khổ làm cho đều đặng an vui chứng quả Bồ Ðề, thời tôi nguyện chưa chịu thành Phật.”

     4. Vô lượng kiếp về thuở quá khứ, thời đức Phật Liên Hoa Mục Như Lai, ngài Địa Tạng là một hiếu nữ tên Quang Mục có nhiều phước đức. Nhưng mẹ của Quang Mục lại là người rất ác, tạo vô số ác nghiệp. Khi mạng chung, bà bị đọa vào địa ngục. Quang Mục tạo nhiều công đức hồi hướng cho mẹ, và nhờ phước duyên cúng dường một vị A-la-hán, vị Thánh này đã cho biết rằng, mẹ của cô đã thoát khỏi cảnh địa ngục sanh vào cõi người, nhưng vẫn còn chịu quả báo sinh vào nhà nghèo hèn, hạ tiện, lại bị chết yểu… vì lòng thương mẹ và chúng sanh, Quang Mục đã đối trước đức Phật Liên Hoa Mục Như Lai phát nguyện: “Từ ngày nay nhẫn về sau đến trăm nghìn muôn ức kiếp, trong thế giới nào mà các hàng chúng sanh bị tội khổ nơi địa ngục cùng ba ác đạo, tôi nguyện cứu vớt chúng sanh đó làm cho tất cả đều thoát khỏi chốn ác đạo: địa ngục, súc sanh và ngạ quỉ, v.v... Những kẻ mắc phải tội báo như thế thành Phật cả rồi, vậy sau tôi mới thành bậc Chánh Giác.”

    Hình ảnh Địa Tạng Vương Bồ Tát cưỡi linh vật Đề Thính

     

    Ý nghĩa hình tượng Địa Tạng Vương cưỡi Đề Thính

    Chúng ta thường thấy tượng Địa Tạng Vương ngồi trên một con Linh Khuyển, tên gọi là Đề Thính, đây chính là nô bộc trung thành và là thú cưỡi của Địa Tạng Vương trong suốt hành trình cứu độ chúng sanh.

    Đề thính là linh thú chỉ cần nằm xuống sẽ nắm bắt hết mọi thứ trong Tam Giới, giúp Địa Tạng Vương phân biệt được thật giả, đúng sai, nghe được pháp âm của Thập Phương Chư Phật, nghe được âm thanh khốn khổ của chúng sanh nơi Địa Ngục mà hiện thân phổ độ.

    Tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát ngồi trên Đề Thính còn mang ý nghĩa: chúng sanh hãy cố gắng mở rộng đôi tai tâm hồn để khoan dung, kính cẩn, ôn hòa và lắng nghe trong thế giới mà chúng ta đang còn ngụp lặn trong đau khổ.

    Địa Tạng Vương là một vị Bồ tát đại từ đại bi thệ nguyện độ thế rất rộng lớn

    Thỉnh tượng Phật Quan Âm bằng đá tự nhiên cao cấp tại Trường Thanh

    Qua câu chuyện về sự linh ứng của Quan Thế Âm Bồ Tát  trên mà Trường Thanh vừa cung cấp đến cho quý vị hiểu thêm việc thành tâm cầu niệm trước tượng Phật Mẹ Quan Âm sẽ đem lại những điều thuận lợi, may mắn đến không ngờ.  

    Nếu quý khách muốn thể hiện lòng thành kính trước hình ảnh Quan Âm Trụ Long và muốn thỉnh một bức tượng Phật Quan Âm bằng đá chất lượng cao. Trường Thanh là cơ sở uy tín để bạn chọn lựa.

    Tham khảo thêm các mẫu tượng đá tại Công ty Điêu khắc đá Trường Thanh! 

               

                

                

    Xem cụ thể hơn tại trang web => https://tuongphatda.com.vn/

    Trường Thanh cung cấp rất nhiều loại tượng Phật đá với giá tốt nhất thị trường.

    - Tất cả các tượng Phật đá đủ mọi kích thước đều trải qua sự điêu khắc của nghệ nhân chuyên nghiệp.

    - Tại Trường Thành, chúng tôi sẽ tư vấn đầy đủ các thông tin về cách thỉnh, cách thờ, cách đặt và cách giữ bóng cho tượng phật bằng đá.

    - Giá tượng Quan Thế Âm Bồ Tát tùy thuộc vào kích thước khác nhau nếu quý vị muốn biết thêm thông tin xin liên hệ với Trường Thanh để được hỗ trợ tư vấn.

    Ngoài ra, tại Trường Thanh chúng tôi còn cung cấp các loại đá tự nhiên, tượng đá tự nhiên cao cấp khác như tượng Di Lặc, tượng Chú Tiểu… Trường Thanh chúng tôi rất hân hạnh khi được phục vụ quý khách.

     

                      

     

     

     

     

     

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline