Thập Bát La Hán là 18 vị tu luyện tới cực hạn. Vĩnh viễn giải thoát khỏi luân hồi, còn được gọi là Vô Cực Quả hoặc Giả Vô Học Quả. Điều này biểu thị đã đạt tới cực điểm, học hết mọi thứ, không có gì không thể học rồi. Tu đến cảnh giới La Hán tức là đã đoạn tận buồn phiền của tam giới. Có thể cắt đứt tất cả cảm xúc nhiễu loạn tu hành. Diệt trừ những điều đã thấy, vĩnh viễn giải thoát luân hồi.Hình tượng các vị La Hán trong Phật giáo được phóng tác theo truyền thuyết. Qua mỗi thời kì đều có sự biến đổi và không đồng nhất.
18 Vị La Hán trong Phật giáo gồm những ai ? (tiếp theo)
La Hán Hàng Long: Ngài tên là Nandimitra. Ngài là vị Đại La Hán thần thông quảng đại, đạo hạnh trang nghiêm. Tương truyền có một lần cả đảo Sư Tử bị Long Vương dâng nước nhấn chìm, Tôn giả ra tay hàng phục 1 con rồng lớn và được tặng hiệu La Hán Hàng Long.
Hình tượng La Hán Hàng Long được chế tác từ đá tự nhiên tại Trường Thanh | tuongphatda.com.vn
La Hán Bố Đại: Tên của Ngài là Angada. Theo truyền thuyết Ngài là người bắt rắn ở Ấn Độ, xứ này nhiều rắn độc hay cắn chết người. Ngài bắt chúng, bẻ hết những răng nanh độc rồi phóng thích lên núi.
La Hán Kỵ Tượng: Tên của Ngài là Kalica, trước khi xuất gia làm nghề huấn luyện voi. Khi Tôn giả chứng quả A-La Hán, Đức Phật bảo Ngài nên ở tại quê hương mình (Tích Lan) để ủng hộ Phật pháp.
La Hán Quá Giang: Tên của Ngài là Bhadra. Bhadra còn gọi là Hiền, vì mẹ Ngài hạ sanh Ngài dưới cây Bạt-đà, tức là cây Hiền.Theo truyền thuyết, Tôn giả rất thích tắm rửa, mỗi ngày tắm từ một lần đến mười lần, và như vậy rất mất thời gian đồng thời trễ nải công việc. Chẳng hạn khi mọi người thọ trai, Ngài lại đi tắm, khi lên ăn thì cơm rau đã hết.
La Hán Phục Hổ: Tên của Ngài là Dharmatrata, người ở núi Hạ Lan tỉnh Cam Túc. Thuở nhỏ Đạt-ma-đa-la đến chùa, rất thích chiêm ngưỡng hình tượng 16 vị La Hán thờ trong điện. Sư phụ cũng hay kể cho cậu bé nghe những chuyện thần kỳ của các vị La Hán, dần dần trong tánh linh trẻ thơ in đậm hình ảnh các Ngài, thậm chí khi ngủ cũng mơ thấy.
La Hán Cử Bát: Tên của Ngài là Kanakabharadvaja. Ngài là vị Đại đệ tử được đức Phật giao phó giáo hóa vùng Đông Thắng Thần Châu. Do quốc vương nước Tăng-già-la ở Nam Hải không tin Phật pháp, Tôn giả Ca-nặc-ca tìm cách hóa độ.
La Hán Khoái Nhĩ: Ngài tên là Nagasena hay còn gọi là Na Tiên. Nagasena theo tiếng phạn nghĩa là đội quân của rồng và tượng trưng sức mạnh thiên nhiên. Ngài Na Tiên sinh trưởng ở miền Bắc Ấn là bậc La-hán nổi tiếng về tài biện luận. Đương thời của Ngài gặp lúc vua Di-lan-đà cai trị, nhà vua là người Hy Lạp vốn chuộng biện thuyết.
Hình tượng La Hán Khoái Nhĩ được điêu khắc tại Trường Thanh | tuongphatda.com.vn
La Hán Trầm Tư: Ngài chính là Rahula. Sau khi theo Phật xuất gia, nhờ sự giáo dưỡng của Thế Tôn, Ngài bỏ dần tập khí vương giả và thói xấu trêu ghẹo người, nỗ lực tu tập để chứng Thánh quả. Ngài luôn khiêm cung nhẫn nhục, không thích tranh cãi hơn thua, phòng của mình bị người chiếm ở, Ngài lẳng lặng dời vào nhà xí ngủ qua đêm.
La Hán Kháng Môn: Tên của Ngài là Cullapatka. Truyền thuyết Phật giáo nhắc đến Ngài như một tấm gương cần cù nhẫn nại. Vì không thông minh như anh nên khi xuất gia Ngài không tiếp thu được Phật pháp, kể cả xếp chân ngồi thiền cũng không xong. Về sau được sự chỉ dạy của Thế Tôn, Ngài thực hành pháp môn quét rác với cây chổi trên tay.
Thỉnh tượng 18 vị La Hán bằng đá chất lượng tại Trường Thanh
Nếu quý khách muốn thỉnh một trong 18 vị La Hán chất lượng cao. Trường Thanh là cơ sở uy tín để bạn chọn lựa.
Trường Thanh cung cấp rất nhiều loại tượng Phật La Hán bằng đá với giá tốt nhất thị trường.
- Tất cả các tượng Phật đá đủ mọi kích thước đều trải qua sự điêu khắc của nghệ nhân chuyên nghiệp.
- Tại Trường Thành, chúng tôi sẽ tư vấn đầy đủ các thông tin về cách thỉnh, cách thờ, cách đặt và cách giữ bóng cho tượng phật bằng đá.
- Giá tượng La Hán bằng đá tùy thuộc vào kích thước khác nhau nếu quý vị có thắc mắc xin hãy liên hệ với Trường Thanh để được hỗ trợ tư vấn.
Ngoài ra, tại Trường Thanh chúng tôi còn cung cấp các loại đá tự nhiên, tượng đá tự nhiên cao cấp khác như tượng Di Lặc, tượng Chú Tiểu,…