Theo các tông phái khác trong Phật giáo, thuật ngữ La hán ( A la hán) để chỉ những người đã tiến rất sâu trên con đường giác ngộ, cũng thoát được sinh tử luân hồi nhưng chưa hoàn toàn viên mãn, nói cách khác là chưa đạt Phật quả. Theo Điêu Khắc Trần Gia chúng ta có thể hiểu rằng: Vị A La Hán là vị đã làm xong những gì cần làm, đã trả xong “nợ đời”, không bị thối thất, không còn sanh tử.
Nhưng vị ấy còn cần thời gian để những gì đã được chứng đắc thăng hoa đến mức tối thượng mới có thể ngang bằng quả vị Phật. Bài viết dưới đây của Trường Thanh xin chia sẻ đến bạn đọc 18 mẫu tượng La Hán bằng đá tự nhiên cao cấp được điêu khắc bởi những nghệ nhân giàu kinh nghiệm.
La Hán Tiếu Sư
Tên của Ngài là Phạt-xà-la-phất-đa-la. Tương truyền khi còn ở thế tục, Ngài làm nghề thợ săn, thể lực rất tráng kiện, một tay có thể nâng một con voi, hoặc nắm một con sư tử ném xa hơn 10 mét. Mỗi khi muông thú chạm mặt Ngài, chúng đều hoảng sợ lánh xa. Sau khi xuất gia, Ngài nỗ lực tu tập, chứng quả La-hán. Lại có một con sư tử thường quấn quýt bên Ngài, do đó Ngài biệt hiệu La Hán Đùa Sư Tử. Về phía Bắc tịnh xá Trúc Lâm có ao Ca-lan-đà, nước trong mát có thể trị lành được nhiều bệnh, đức Phật vẫn thường đến đó thuyết pháp. Sau khi Phật diệt độ, nước ao bỗng khô cạn, ngoại đạo bèn phao tin rằng Phật pháp đã suy vi.
La Hán Tiểu Sư khi còn trần thế làm nghề thợ săn, thể lực rất tráng kiện, một tay có thể nâng một con voi | tuongphatda.com.vn
La Hán Tọa Lộc
Ngài tên là Tân-đầu-lô-phả-đọa, xuất thân dòng Bà-la-môn, là một đại thần danh tiếng của vua Ưu Điền. Ngài thích xuất gia nên rời bỏ triều đình vào rừng núi nỗ lực tu tập, sau khi chứng Thánh quả cỡi hươu về triều khuyến hóa vua, nhân đó được tặng danh hiệu La Hán Cưỡi Hươu. Nhân một hôm Tôn giả dùng thần thông lấy cái bát quý treo trên cây trụ cao của một trưởng giả, bị Phật quở trách việc biểu diễn thần thông làm mọi người ngộ nhận mục đích tu học Phật pháp. Phật dạy Tôn giả phải vĩnh viễn lưu lại nhân gian để làm phước điền cho chúng sanh, vì thế trong các pháp hội Tôn giả thường làm bậc ứng cúng
La Hán Tọa Lộc thích xuất gia nên rời bỏ triều đình vào rừng núi nỗ lực tu tập | tuongphatda.com.vn
La Hán Trường Mi
Tên của Ngài là A-thị-đa thuộc dòng Bà-la-môn nước Xá-vệ. Theo truyền thuyết khi Ngài mới sanh ra đã có lông mày dài rủ xuống, điều báo hiệu kiếp trước Ngài là một nhà sư. Sau khi theo Phật xuất gia, Ngài phát triển thiền quán và chứng A-la-hán. Ngài cũng là một trong những thị giả Phật, khi chứng quả xong vẫn thường du hóa trong dân gian. Một hôm đến nước Đạt-ma-tất-thiết-đế, nhân dân nước này không tin Phật pháp, chỉ thờ quỷ thần sông núi. Thái tử nước này bệnh nặng, vua cho mời danh y trị bệnh và thỉnh giáo các nhà tu ngoại đạo.
La Hán Trường Mi thuộc dòng Bà-la-môn nước Xá-vệ | tuongphatda.com.vn
La Hán Hàng Long
Ngài tên là Nan-đề-mật-đa-la, Trung hoa dịch Khánh Hữu, ra đời sau Phật diệt độ 800 năm, cư trú tại nước Sư Tử. Ngài là vị Đại La-hán thần thông quảng đại, đạo hạnh trang nghiêm. Tương truyền có một lần cả đảo Sư Tử bị Long Vương dâng nước nhận chìm, Tôn giả ra tay hàng phục rồng nọ và được tặng hiệu La Hán Hàng Long. Khi Ngài sắp thị tịch, mọi người buồn thương lo sợ vì thế gian sẽ không còn bậc La-hán. Ngài cho biết có 16 vị La-hán vâng lệnh Phật lưu trụ cõi Ta-bà để ủng hộ Phật pháp. Lời dạy của Ngài được ghi chép thành bộ “Pháp Trụ Ký”.
Tôn giả ra tay hàng phục rồng nọ và được tặng hiệu La Hán Hàng Long | tuongphatda.com.vn
La Hán Bố Đại
Tên của Ngài là Nhân-yết-đà - Nhân-kiệt-đà. Theo truyền thuyết Ngài là người bắt rắn ở Ấn Độ, xứ này nhiều rắn độc hay cắn chết người. Ngài bắt chúng, bẻ hết những răng nanh độc rồi phóng thích lên núi. Hành động ấy phát xuất bởi lòng từ cao độ, nên Ngài được xem như biểu trưng của từ bi. Sau khi đắc đạo, Ngài thường mang một túi vải bên mình để đựng rắn, cũng trùng hợp như Hòa thượng Bố Đại ở Trung Hoa. Nhân có một người nước Ô-trượng-na muốn tạc tượng Bồ-tát Di-lặc, nhưng chưa được thấy diện mạo Bồ-tát nên không dám làm.
Tôn giả ra tay hàng phục rồng nọ và được tặng hiệu La Hán Hàng Long | tuongphatda.com.vn
La Hán Khoái Nhĩ
Ngài tên là Na-già-tê-na hay còn gọi là Na Tiên. Nagasena theo tiếng phạn nghĩa là đội quân của rồng và tượng trưng sức mạnh thiên nhiên. Ngài Na Tiên sinh trưởng ở miền Bắc Ấn là bậc La-hán nổi tiếng về tài biện luận. Đương thời của Ngài gặp lúc vua Di-lan-đà cai trị, nhà vua là người Hy Lạp vốn chuộng biện thuyết. Nghe tiếng tôn giả Na Tiên là bậc bác học đa văn nên nhà vua đích thân phỏng vấn. Cuộc vấn đạo giữa bậc đế vương và bậc Tỳ-kheo thoát tục đã để lại cho chúng ta một tác phẩm bất hủ “Kinh Na Tiên tỳ Kheo”, mà cả hai tạng Nam truyền và Bắc truyền đều lưu giữ đến nay. Nhờ sự chỉ dạy của tôn giả Na Tiên mà cuối cùng vua Di-lan-đà trở thành vị quốc vương anh minh hết lòng ủng hộ Phật pháp.
Ngài Na Tiên sinh trưởng ở miền Bắc Ấn là bậc La-hán nổi tiếng về tài biện luận | tuongphatda.com.vn
Tượng Thập Bát La Hán bằng đá tự nhiên tại Trường Thanh
Trên thị trường có rất nhiều cơ sở chế tác tượng La Hán với nhiều hình dáng kích thước khác nhau nhưng không phải nơi nào cũng đảm bảo được chất lượng của tượng Phật cũng như giá cả cạnh tranh, khách hàng phải xem xét chất lượng trước khi mua sản phẩm. Hiện nay có một địa chỉ chuyên chế tác và bán tượng 18 vị La Hán bằng đá chất lượng, tinh tế với nhiều mẫu mã, kích thước khác nhau cho bạn nhiều sự lựa chọn đó chính là Trường Thanh.
Không chỉ có tượng đá La Hán, Trường Thanh còn có các loại đá tự nhiên, tượng đá tự nhiên chất lượng cao như tượng Hộ Pháp, tượng Phật A Di Đà,.. Để biết thêm thông tin chi tiết quý khách có thể liên hệ tại địa chỉ dưới đây để được tư vấn cụ thể và báo giá sớm nhất