Theo tài liệu của Phật giáo Khmer, rắn thần Naga là loài vật linh thiêng và gắn liền với Phật giáo Khmer. Sự tích về cuộc đời đức Phật cũng có rất nhiều chi tiết liên quan đến vị thần này. Hình tượng rắn một đầu là biểu tượng cho đức toàn giác.
Nghĩa là trên thế gian chỉ một đức Phật duy nhất là đấng toàn giác và cũng chính điều đó nên người Khmer họ chỉ thờ tượng Phật Thích Ca mà không thờ thêm một vị Phật hay một vị thần nào khác.
https://tuongphatda.com.vn/tuong-thich-ca-bang-da?p=4
Nếu quý vị chưa đọc qua câu chuyện về thần rắn Naga và Phật Thích Ca thì hãy xem qua bài viết dưới đây của tượng đá Trường Thanh để có thể biết thêm những thông tin bổ ích về văn hóa Phật giáo của người Khmer.
Rắn thần Naga là vị thần gì?
Naga là một vị thần có hình dạng loài rắn hổ mang nổi tiếng trong Hindu giáo hay Ấn Độ giáo. Từ Naga trong tiếng Phạn cũng có nghĩa là con rắn hổ mang, con rắn khổng lồ hay cũng có nghĩa là con rồng hoặc sinh vật nửa người nửa rắn giống như trong truyền thuyết của nhiều quốc gia châu Á.
Trong quan niệm của người Ấn Độ, Naga là vị thần thiêng liêng bảo vệ các con sông, suối, giếng nước. Rắn thần Naga là biểu trưng cho sự thịnh vượng, thần bảo vệ mùa màng, mang nguồn nước tưới cho các cánh đồng lúa. Ngoài ra, rắn thần Naga còn là biểu tượng cho sợi dây liên kết giữa cõi trần tục và cõi Niết bàn.
Còn trong văn hoá của người Khmer (Campuchia), rắn thần Naga là biểu trưng của thần Shiva. Hình ảnh rắn thần Naga cuộn tròn thể hiện sự hình thành, phát triển, ổn định, huỷ diệt của thế giới.
Khi Phật giáo được du nhập vào Trung Hoa, người Hán đã phiên âm chữ Naga thành Na Già, và được đồng nhất với linh vật rồng với những nét văn hoá mang tính bản địa.
Phật giáo Tây Tạng xem rắn thần Naga là linh vật hạ giới, có thể sống dưới đất, dưới biển cả, nhất là thuỷ giới của các sông, hồ, ao giếng. Rắn thần Naga cũng được xem là linh vật trú xứ tại tầng cuối cùng của núi thần Tu Di. Chúng có nhiệm vụ canh giữ các kho báu và kinh tạng.
https://tuongphatda.com.vn/tuong-thich-ca-bang-da?p=4
Chuyện rắn thần Naga che mưa cho Đức Phật Thích Ca
Trong sự tích về cuộc đời Phật Thích Ca Mâu Ni. Lúc hoàng hậu Maya hạ sinh Ngài tại vườn Lâm Tỳ Ni, Thái tử Tất Đạt Đa được một vua rắn Naga chín đầu phun nước tắm, điển tích này được người Trung Hoa mô tả bằng đề tài điêu khắc là hình tượng chín con rồng bao quanh Đức Phật sơ sinh, mà người ta quen gọi là "Tượng Cửu Long".
Theo kinh Phật giáo Khmer, rắn thần Naga là loài vật linh thiêng và gắn liền với Phật giáo Khmer. Sự tích về cuộc đời đức Phật cũng có rất nhiều chi tiết liên quan đến loài vật này. Khi thái tử Tất Đạt Đa thành đạo ngồi thiền gần bờ sông Much Cha Linh, khi ấy trời nổi cơn giông gió, mưa to nước dâng cao, một chúa rắn Naga bảy đầu xuất hiện đến gần đức thế tôn và cuộn thân mình lại làm vách ngăn nước và lấy đầu mình làm mái che mưa cho đức Phật.
Theo Phật thoại khác thì có một chúa rắn Naga vì sùng bái Phật giáo nên hóa thân thành một vị Sa Di và sinh hoạt tôn giáo như các vị Sa Di khác. Đức Phật biết và mời vị chúa rắn Naga lại bảo việc tu hành ngoài loài người ra, không có loại động vật nào tu thành chính quả cả, vì thế nhà ngươi không nên bỏ công phí sức. Naga mới thỉnh cầu nếu sau này có người nào xuất gia xin hãy gắn tên cho họ trước khi làm lễ xuất gia. Đức thế tôn đồng ý và từ đó những người chuẩn bị xuất gia được gọi là Naga.
Trong kinh Maha sát đầu, lúc Phật hạ thế, có con rắn 9 đầu phun nước thơm tắm cho Đức Phật. Vào ngày thứ 6, sau khi thành đạo, bỗng nhiên có trận mưa to, gió lớn, trời tối sầm sập, mây đen kéo đến, mãng xà vương Mucakinda từ ổ chui ra, uốn mình quấn quanh Phật để bảo vệ cho Ngài. Đầu rắn bạnh ra che mưa cho. Vì thế, mưa gió không ảnh hưởng đến quá hình tu luyện. Ngày thứ 7, khi trời quang, mây tạnh, rắn thần rời bỏ Đức Phật, hóa thân thành một thanh niên tuấn tú, đi theo Đức Phật Học Đạo.
Rắn Nagar chính là vị thần Hộ pháp canh giữ viên ngọc của mọi điều ước và câu chuyện kể về sự tích Bảy ngày tu đầu tiên của Phật. Trong thời gian tu khổ hạnh dưới cội Bồ Đề thì mưa gió nổi lên, nước dâng cao ngập cả chỗ ngồi thiền và có một vị vua rắn Nagar liền bò ra khỏi nơi trú ẩn của mình, lấy thân quấn lại thành bảy vòng tròn như bảo tọa cho Phật ngồi nhập định khỏi bị ngập nước và vươn cao 7 chiếc đầu phình to ra tạo thành cái táng che chở cho Phật.
Từ kinh điển này mà hình tượng rắn thần Naga che mưa cho Đức Phật cũng trở nên vô cùng nổi tiếng. Người đời sau cũng đã tạc tượng rắn thần Naga che mưa cho Đức Phật để bài trí và thờ cúng. https://tuongphatda.com.vn/tuong-thich-ca-bang-da?p=4
Trên đây là một số chuyện ngắn mà Trường Thanh vừa cung cấp đến cho bạn đọc hy vọng sẽ giúp bạn hiểu biết thêm những kiến thức về văn hóa Phật pháp của dân tộc Khmer.
Thỉnh tượng Phật Thích Ca bằng đá chất lượng ở đâu tốt?
Nếu quý khách muốn thỉnh một bức tượng Phật Thích Ca bằng đá tự nhiên chất lượng cao. Trường Thanh là cơ sở uy tín để bạn chọn lựa. Trường Thanh cung cấp rất nhiều loại tượng Phật đá với giá tốt nhất thị trường.
https://tuongphatda.com.vn/tuong-thich-ca-bang-da?p=4
Nhấp vào đây => (Xem cụ thể hơn)
Tất cả các tượng Phật đá đủ mọi kích thước đều trải qua sự điêu khắc của nghệ nhân chuyên nghiệp.
Tại Trường Thanh, chúng tôi sẽ tư vấn đầy đủ các thông tin về cách thỉnh, cách thờ, cách đặt và cách giữ bóng cho tượng Phật bằng đá.
Giá tượng Phật bằng đá tùy thuộc vào kích thước khác nhau nếu quý vị muốn biết thêm thông tin. Xin hãy liên hệ với Trường Thanh để được hỗ trợ tư vấn.
Ngoài ra, tại Trường Thanh chúng tôi còn cung cấp các loại đá tự nhiên, tượng đá tự nhiên cao cấp khác như tượng Di Lặc, tượng Chú Tiểu… Trường Thanh chúng tôi rất hân hạnh khi được phục vụ quý khách.