Mười hạnh phổ hiền trong Kinh Hoa Nghiêm

Ngày đăng: 08/09/2022 09:37 AM

    Trong mỗi khóa lễ Phật diễn ra thì các vị Phật tử luôn đọc kinh Phật cầu an, đặc biệt là tụng niệm mười hạnh Phổ Hiền trong kinh Hoa Nghiêm. Nhưng chắc chắn vẫn chưa có nhiều người biết việc tụng niệm này để làm gì?

    Vậy chúng ta cần phải tụng kinh dưới chân tượng điêu khắc đá mỹ nghệ Phật như thế nào cho đúng? Nếu muốn tu theo hạnh nguyện của ngài Phổ Hiền thì phải làm sao? Hãy để Trường Thanh giải đáp thắc mắc cho bạn nhé!

     

    muoi-hanh-pho-hien-trong-kinh-hoa-nghiem

    Tượng Mẹ Quan Âm được điêu khắc tỉ mỉ tại Trường Thanh | tuongphatda.com.vn

     

    Kinh Hoa Nghiêm - Kinh Phật cầu bình an bắt nguồn từ đâu?

    Có nhiều giả thuyết khác nhau về xuất xứ của kinh phật an vị này, nhưng chung quy chỉ có 3 giả thuyết được ghi lại cẩn thận, rõ ràng trong sử sách nhà Phật như sau: 

    Giả thuyết thứ nhất: Đức Thích Ca Mâu Ni với pháp thân Tỳ Lô Giá Na cùng chư đại Bồ tát sau khi chứng đạo, đã giải thoát tuyên thuyết kinh Hoa Nghiêm này tại Bồ Đề đạo tràng, hằng ngày giảng giải cho chúng sanh thấp kém, hướng họ đến tương lai tốt đẹp hơn.

    Giả thuyết thứ hai: Khoảng 600 năm sau khi đức Thích Ca Mâu Ni nhập Niết bàn, ngài Long Thọ xuống Long Cung thấy ba bộ Hoa Nghiêm. Vì bộ thứ nhất và thứ hai quá nhiều, giáo lý quá cao siêu so với kiến thức của con người thời đó nên không lưu truyền được. Chỉ có bộ thứ ba có 100.000 bài kệ được lưu truyền cho tới tận ngày nay. 

    Giả thuyết thứ ba: Ấn Độ là quê hương của Phật giáo. Những bộ kinh chính thức của Phật giáo đều bắt nguồn từ kim khẩu của Phật. Hầu hết các môn đồ của Phật cho rằng kinh Hoa Nghiêm chính là do kim khẩu của đức Phật nói ra nhưng không được công nhận. Mãi cho đến năm 643 sau công nguyên, kinh Hoa Nghiêm mới được gieo truyền vào Trung Quốc, sau đó lan truyền đến các nước lân cận khác như Đại Hàn, Nhật Bản, Việt Nam… Hiện bộ kinh này được tụng dưới chân tượng đá mỹ nghệ Đức Thích Ca Mâu Ni vào mỗi dịp quan trọng.

     

    muoi-hanh-pho-hien-trong-kinh-hoa-nghiem

    Tượng đá non nước được điêu khắc hoàn thiện tại Trường Thanh | tuongphatda.com.vn

     

    Mười hạnh nguyện phổ hiền trong Kinh Hoa Nghiêm để tụng niệm cho tượng Phật đá

    Hạnh nguyện thứ nhất: Lễ kính chư Phật.

    Ngày nay chúng ta được thấm nhuần mưa của Phật Pháp, và được tháo gỡ phần lớn hệ lụy trong cuộc đời là nhờ ơn cao cả của chư Phật.

    Hạnh nguyện thứ nhất có nghĩa là trong pháp giới mười phương, tất cả Phật nhiều như bụi trần đã ra đời, đã tu thành Phật Pháp hoặc chưa ra đời còn ở trong tâm niệm chúng sanh, cùng một lúc Ngài biết rõ tất cả và hiện đủ thân đến trước tất cả.

    Ngài Phổ Hiền sử dụng lực phát xuất từ tâm chân như đi vào pháp giới lễ ba đời các đức Phật, trong đó có pháp thân của chúng ta, giúp cho pháp thân lớn lên. Hiện tại chúng ta đọc kinh báo ân dưới chân tượng điêu khắc đá của các vị Phật, hạnh nguyện thứ nhất này chính là muốn nói khi lễ kính thì chúng ta phải lễ kính đầy đủ các vị Chư Phật có trên cõi đời này. 

    Hạnh nguyện thứ hai: Xưng tán Như Lai 

    Trên bước đường tu hành, mỗi ngày chúng ta lại nhận ra những đức tánh và việc làm cao quý của đức Như Lai, biết bao hành giả tự nguyện đi theo con đường của Ngài.

    Kho tàng luận giải của các bậc tiền bối nhiều vô số, ngày nay con người cũng chưa thỏa mãn với các lời khen ngợi ấy, chúng ta lại tiếp tục xưng tán Như Lai theo sự hiểu biết tu chứng của mình.

    Chúng ta xưng tán công đức của Phật với kinh Phật Sám Hối là đã và đang cống hiến cuộc đời mình cho Phật pháp nói chung và giáo hội nói riêng. Chúng ta y pháp tu hành, noi gương các bậc tiền bối cũng chính là cách xưng tán Như Lai. 

    Giáo thuyết vô ngã và phát triển đại bi tâm của hàng Bồ Tát tu tập là con đường đem đến sự an lạc hạnh phúc cho nhân loại ngay trong đời sống, thể hiện lời nói qua việc làm theo bồ tát Phổ Hiền mới là cách xưng tán Như Lai cao nhất.

    Hạnh nguyện thứ ba: Quảng tu cúng dường.

    Để tâm trí được thanh tịnh chúng ta hãy làm các điều thiện vì chính lợi ích của các điều thiện ấy, chứ không phải vì quyền lợi cá nhân. Chúng ta chẳng bao giờ chán những niềm vui mà chúng ta cho, đây chính là lợi ích sâu xa của sự bố thí cúng dường đúng chánh pháp.

    Chúng ta cúng dường cho những vị mô phạm trong đạo, những người có tầm hiểu biết sâu rộng. Chúng ta cũng có thể cúng dường cho Bồ Tát, người mang chí nguyện độ sanh, ban vui cứu khổ muôn loài. 

    Cúng dường để chúng ta gieo trồng hạt giống tốt lành cho bản thân. Lòng kính trọng cúng dường thể hiện dưới hình thức tâm không vụ lợi, chúng ta có niềm tin nơi phước đức trí tuệ viên mãn của Phật, tạo điều kiện cho Tam bảo tồn tại ở đời để làm lợi ích cho chính chúng ta. 

    Hạnh nguyện thứ tư: Sám hối nghiệp chướng.

    Người tu hành cần phát hiện nghiệp chướng bên trong bằng cách nhìn thái độ cư xử của người khác, đó là tấm gương tốt nhất phản chiếu nghiệp ác của chính mình. 

    Người tu hành chân chính luôn tỉnh thức trong mọi hành động, muốn thành tựu công đức, trước phải làm sạch nghiệp chướng gây tạo từ quá khứ, chỉ nên sống với tâm thanh tịnh và giải thoát. Trong kinh Hoa Nghiêm, đức Phật có dạy “nhất thiết duy tâm tạo”, mọi sự đều do tâm ta tạo ra tất cả, công đức và nghiệp chướng cũng bởi tại tâm, vì thế nên cần phải tu tập mỗi ngày để trừ đi cái nghiệp, tích công đức.

    Hạnh nguyện thứ năm: Tùy hỷ công đức.

    Tùy hỷ là, chúng ta mở rộng tâm hồn ra cho sự yêu thương hòa nhập vào đời sống nhân loại, kính trên nhường dưới, gặp ai có hoàn cảnh khó khăn thì hết lòng giúp đỡ. Tuy nhiên trong thực tế, đối với những bậc bề trên như Phật và Bồ Tát tùy hỷ rất dễ, còn đối với loài súc sanh ta lại ít có tình thương. 

    Đối với chúng, có những điều lành nhỏ nào, ta cũng nên sanh tâm tùy hỷ. Từ tâm tùy hỷ, người tu hành sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, tác động cho tha nhân sanh lòng tùy hỷ tạo nên nhiều công đức hơn. Khi biến được cái vui của người thành cái vui của ta thì cuộc sống sẽ vui hơn rất nhiều, chỉ có vui mà không có não phiền, ấy là ta đang đi đến rốt ráo, giải thoát vậy.

    Hạnh nguyện thứ sáu: Thỉnh Phật chuyển pháp luân.

    Thỉnh chuyển pháp luân còn có nghĩa là thỉnh Phật tánh chính mình chứng minh cho các hành động, lời nói và ý nghĩ của mình, từ phương xa đến chuyển pháp luân. Nói cách khác là chuyển bánh xe pháp hay thuyết pháp, luôn luôn có sẵn trong lòng chúng ta, từ ý nghĩ, lời nói. 

    Nghĩa là chỉ có những người phát tâm Bồ đề, từ tâm địa mạnh mẽ mới xóa bỏ tham, sân, si, không còn nghĩ chuyện lợi mình, hại người.

    Từ tâm địa dũng mãnh phát khởi vô lượng tâm Từ Bi Hỷ Xả, phát khởi ý nghĩ quên mình, vì người, mới thật sự là những người thực hành chánh pháp, hộ trì chánh pháp, những người đang chuyển pháp luân vậy. 

    Nó còn có ý nghĩa sâu xa để trọn vẹn công đức, mọi người thỉnh Phật tánh của chính mình, mọi lời nói hay mọi ý nghĩ, để làm gương cho kẻ khác có niềm tin vào đạo.

    Hạnh nguyện thứ bảy: Thỉnh Phật trụ thế.

    Ý nói của “thỉnh Phật trụ thế” là thỉnh những người có trí tuệ và đức hạnh, chúng ta có thể mời họ đến sống trong địa phương mình để giảng kinh thuyết pháp, ta được tu học thường xuyên với sự hướng dẫn của họ, đạo tràng cần trang nghiêm để Thánh chúng ưa thích và phát tâm tôn kính. 

    Người đời thường ưa vẻ bên ngoài hơn là chú ý đến nội dung bên trong, nhưng vẻ trang nghiêm của đạo tràng rất cần thiết cho người mới đến lần đầu tiên. Chúng ta có cách ứng xử đúng đắn và thích hợp trong việc theo hướng dẫn tu học cũng như chính bản thân chúng ta để làm tấm gương sáng cho mọi người. 

    Hạnh nguyện thứ tám: Thường tùy Phật học.

    Người phát tâm tu theo đạo Phật, nhất định phải học hỏi chánh pháp, tất cả những gì ngoài tâm cầu Phật đều gọi là ngoại đạo, không phát tâm Bồ đề mà làm Phật sự, là ma sự. Trong đời sống này, chắc chắn những người mưu mô, nghĩ mình hơn người khác mà lên mặt đè đầu cưỡi cổ người ta sẽ chẳng thể thoát ly sanh tử luân hồi.

    Chân lý Phật học nói rằng muốn thành tựu Phật quả phải thực hành những công hạnh như Phật, nhất là tiếp xúc với thực tại qua mọi sinh hoạt trong cuộc sống, giải thoát bằng những tri giác ảo ảnh. Đời sống thực tại phải luôn hướng về phía trước, có thể đem đạo vào đời để xây dựng tương lai.

    Hạnh nguyện thứ chín: Hằng thuận chúng sanh.

    “Hằng thuận” là ý thức chấp nhận thực tế của người, kinh Phật cho người tại gia dùng vô số phương tiện mà dẫn dắt. Muốn đến được giai đoạn này phải trải qua quá trình tu tập tự thân, trở về bản thể tịch nhiên vắng lặng quán chiếu mọi hiện tượng đều là tạm, biết rõ việc đúng sai của người người khác. Để việc tu hành trở nên trọn vẹn hơn thì mỗi nhà Phật tử đều phải có một bức tượng đá trắng điêu khắc Phật.

    Chúng sanh luôn bao gồm tất cả những đức tính phàm phu, người khác có, mình cũng có, ngũ uẩn như nhau, đồng có những tính tốt xấu như nhau, nhưng kẻ nhiều người ít. Như vậy, muốn hằng thuận chúng sanh bên ngoài, trước nhất chúng ta hằng thuận chúng sanh trong tự tâm của mình, sau đó mới đến  việc hóa độ chúng sanh bên ngoài. 

    Hạnh nguyện thứ mười: Phổ giai hồi hướng.

    Hồi hướng “pháp giới chúng sanh” là gửi cho chúng sanh nương nhờ công đức của mình, thực hiện hồi hướng bằng cách viết kinh cho người tu học, cứu người khỏi bệnh, xây chùa cho người nương tựa. 

    Nguyện đem tất cả công đức và phước đức hồi hướng hết cho tất cả chúng sanh, cho họ thường được an lạc, không có các bệnh khổ, lánh xa điều ác, thực hành điều lành. Nếu các chúng sanh nhân vì trước kia chứa nhóm các nghiệp ác nên nhận tất cả quả khổ, chúng ta đều phát nguyện chịu thay cho, khiến họ đều được giải thoát. Người hồi hướng như vậy sẽ dẹp được các vọng tâm tham lam, trừ được tâm sân hận, phá được tâm si mê u tối, không biết lẽ phải, không thấy chánh đạo. Khắp các hành động, lời nói, ý nghĩ của những con người này sẽ ngày một gần với chư Phật hơn.

     

    muoi-hanh-pho-hien-trong-kinh-hoa-nghiem

    muoi-hanh-pho-hien-trong-kinh-hoa-nghiem

    muoi-hanh-pho-hien-trong-kinh-hoa-nghiem

    muoi-hanh-pho-hien-trong-kinh-hoa-nghiem

    muoi-hanh-pho-hien-trong-kinh-hoa-nghiem

    muoi-hanh-pho-hien-trong-kinh-hoa-nghiem

    muoi-hanh-pho-hien-trong-kinh-hoa-nghiem

    muoi-hanh-pho-hien-trong-kinh-hoa-nghiem

     

    Đọc kinh Phật cầu bình an dưới chân tượng Phật đá thì mới hiệu nghiệm

    Việc tu hành không phải là chuyện ngày một ngày hai vì thế nên các vị Phật tử, các vị chân tu cần đầu tư cho ngôi nhà, khuôn viên ngôi chùa của mình một bức tượng đá non nước thật chất lượng. Nếu các vị Phật tử đang muốn tìm hiểu thêm về các bộ Kinh Phật Pháp khác nhau, thì hiện Trường Thanh đang có các tuyển tập ở danh mục tin tức.

    Hiện công ty điêu khắc tượng Phật đá Trường Thanh đang cung cấp các loại tượng đá mà quý Phật tử cần. Tượng đá được điêu khắc từ đá tự nhiên loại 1, qua bàn tay của những nghệ nhân Trường Thanh lại càng thêm đẹp mắt, hãy đến và chiêm nghiệm ngay nhé!

    footer-tuong-phat-da-truong-thanh

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline