Vị Bồ Tát cưỡi voi là ai? Vị Bồ Tát này tượng trưng cho điều gì?

Ngày đăng: 19/09/2021 12:00 AM

    Phổ Hiền Bồ Tát là vị Bồ Tát cưỡi trên lưng voi trắng sáu ngà. Voi trắng tượng trưng cho trí tuệ vượt chướng ngại vật  và chiến thắng. Tại sao lại là sáu ngà? Vì sáu ngà là Lục độ (gồm Bố thí, Trì giới, Tinh tấn, Nhẫn nhục, Thiền định và Trí huệ). Khi kết hợp cùng với Phật Phổ Hiền là đại diện cho Bình đẳng tính trí (được hiểu là trí tuệ thấu hiểu cái nhất thể), thì càng tăng sức mạnh.

    Phổ Hiền Bồ Tát giúp mọi người nhìn thấy chân lý, tránh xa ảo vọng, vô minh để nhìn thẳng vào sự thật và được giác ngộ. Đồng thời giúp con giáp tránh khỏi tiểu nhân hãm hại hoặc vượt qua được cạm bẫy. Giúp công việc thuận lợi hơn, cuộc sống hạnh phúc và tránh được bệnh tật,… Sau đây, hãy cùng Trường Thanh tìm hiểu về vị Bồ Tát này nhé.

    Phổ Hiền Bồ Tát là ai?

    Phổ Hiền Bồ tát (dịch âm là Tam mạn đà bạt đà la), Phổ là biến khắp, Hiền là Đẳng giác Bồ tát. Phổ Hiền là vị Bồ tát Đẳng giác có năng lực hiện thân khắp mười phương pháp giới, tùy mong cầu của chúng sanh mà hiện thân hóa độ.

     

    Phổ Hiền Bồ Tát là vị Bồ Tát cưỡi trên lưng voi trắng sáu ngà | tuongphatda.com.vn

     

    Ngài và Văn Thù Bồ Tát là những cao đồ của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni – từng là đệ tử trong các tiền thân Phật Thích Ca và là vị đầu tiên trong Ngũ Thiền Bồ Tát, tương ứng với Ngũ Thiền Phật của Bắc Tông. Trụ xứ của Ngài về hướng Đông.

    Nếu như Bồ tát Văn Thù đại biểu cho trí, tuệ, chứng, nắm giữ trí tuệ và chứng đức của chư Phật. Bồ tát Phổ Hiền đại biểu cho lý, định, hạnh, nắm giữ lý đức, định đức và hạnh đức của chư Phật.

    Khi Đức Phổ Hiền chưa xuất gia học đạo, Ngài làm con thứ tư của vua Vô Tránh Niệm, tên là Năng-đà-nô. Danh hiệu Phổ Hiền xuất hiện trước tiên trong kinh Mạn Ðà La Bồ Tát, về sau xuất hiện ở nhiều kinh khác như kinh Hoa Nghiêm, kinh Pháp Hoa nên trở thành phổ biến.

    Trong Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, phẩm thứ 28 – Phổ Hiền Bồ Tát Khuyến Phát – ngài Phổ Hiền có nguyện với Phật về 500 năm sau có ai thọ trì Kinh Pháp Hoa, ngài sẽ cỡi voi trắng đến hộ trì, không cho ma, quỷ đến não hại.

    Ngài dạy rằng nếu chúng sinh nào nghe danh hiệu ngài; thấy và chạm đến thân ngài; hay nằm mộng thấy ngài; hoặc tưởng niệm đến ngài trong một ngày đêm hay nhiều hơn thì không còn thối chuyển. Chúng sinh nào nghe thấy thân ngài thanh tịnh thì tất được sinh trong thân thanh tịnh.

    Tại Việt Nam, hằng năm tín đồ Phật Giáo cử hành lễ vía ngài đản sanh vào ngày 21 tháng hai âm lịch và lễ vía ngài thành đạo vào ngày 23 tháng tư âm lịch.

    Phổ hiền Bồ Tát tượng trưng cho điều gì?

    Phổ Hiền thường xuất hiện trong bộ ba cùng với Thích Ca và Văn Thù Sư Lợi gọi là Thích Ca Tam Tôn. Ngài đứng bên phải còn Văn Thù đứng bên trái và có khi họ được vây quanh bởi mười sáu thiên thần bảo vệ cho kinh Bát Nhã. 

    Ngài thường xuất hiện như một Bồ Tát với vương miện và y trang đầy ắp châu báu như một ông hoàng và nhiều tranh ảnh tượng, ngài cưỡi voi trắng 6 ngà, voi trắng tượng trưng cho chiến thắng 6 giác quan (tai, mắt, mũi, lưỡi, thân, ý)

    Tùy khí của ngài chính là viên bảo châu mà ngài thường cầm nơi tay trái hoặc tay phải cầm hoa sen, trên đó hoa là viên bảo châu. Trong nhiều biểu thị, một trong hai bàn tay ngài bắt ấn giáo hóa, với ngón cái và ngón trỏ, chạm nhau thành hình tam giác. 

     

    Bồ tát Phổ Hiền đại biểu cho lý, định, hạnh, nắm giữ lý đức, định đức và hạnh đức của chư Phật | tuongphatda.com.vn

     

    Trong những hình ảnh khác ngài cầm cuộn kinh hay kim cương chử nơi tay trái, trong tranh tượng ở Nhật Bản, Phổ Hiền Dương Mệnh Bồ Tát được trình bày với ba mươi hai tay ngồi trên voi trắng bốn đầu hoặc trên bốn voi trắng. 

    Trong hội hoa Phật giáo Mật tông ngài được thể hiện bằng màu xanh lục hay màu vàng. 

    Trong những ảnh tượng của tông Nyingma Tây Tạng, Phổ Hiền trong tư thế Yab-Yum ở trung tâm của Mạn Đà la Shi-tro, Mạn Đà La của Thái Hòa. 

    Tuy nhiên có khi vị Bồ Tát này cũng được biểu thị trong hình tướng phẫn nộ được gọi là Chemchok Heruka. Trong hình tướng này, ngài là vị thần có cánh với thân hình màu nâu đỏ sẫm có ba mặt, sáu tay và bốn chân, thường được miêu tả trong tư thế ôm gùi lấy người phối ngẫu màu đỏ tươi.

    Hy vọng với những thông tin trên đây, các bạn đã hiểu rõ hơn về Phổ Hiền Bồ Tát. Đồng thời, nếu các bạn có lòng muốn thỉnh tượng Phật đá về thờ phụng, hãy liên hệ ngay với Điêu khắc đá Trường Thanh chúng tôi để được tư vấn trực tiếp.

     

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline